Thất thoát 10, lấy lại 3: Vì sao khó thu hồi tài sản tham nhũng?

CC BY-SA 4.0 / NTCuong19 / Kit test Viet A (cropped image)Bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á Technology SA.
Bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á Technology SA. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
Đăng ký
Theo ghi nhận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay là rất thấp, chỉ đạt 32,5%, tức là thất thoát 10 đồng thì chỉ thu hồi được khoảng 3 đồng.
Các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cần có nhiều biện pháp giám sát, công khai minh bạch tài sản của quan chức, sớm phát hiện dấu hiệu bất thường của cán bộ, đảng viên.

Tham nhũng 10 đồng, chỉ thu hồi được 3 đồng

Mới đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có kiến nghị gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Thường trực Chính phủ...
Theo đó, cơ quan này nhận định, trong giai đoạn từ 2018 - 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, dù các cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố đã rất nỗ lực nhưng việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an, trong gai đoạn từ 2018 đến 1/11/2022, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố, điều tra, xét xử là 481 vụ, số tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ của các đối tượng khoảng 730,2 tỉ đồng. Đối với án kinh tế, tổng số vụ án là 1.035 vụ, tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ khoảng 3.369,6 tỉ đồng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận thấy, số tài sản tham nhũng được thu hồi sau khi xét xử các vụ án còn thấp.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, điều này có nguyên nhân là do thể chế pháp luật liên quan tới thu hồi tài sản tham nhũng còn mang tính nguyên tắc, thiếu đồng bộ, thống nhất, từ đó dẫn tới nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau tại các địa phương.
Cho đến nay, vẫn chưa có quy trình cụ thể để truy tìm tài sản, xác định "đường đi" của tài sản bị chiếm đoạt để làm rõ hành vi che giấu nguồn gốc tài sản tham nhũng.
Bộ luật Hình sự hiện nay quy định, việc tịch thu tài sản của người bị kết án để nộp ngân sách nhà nước chỉ áp dụng với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, tham nhũng.
Việt Nam cũng chưa có cơ chế về kiểm soát thu nhập cũng như luật đăng ký tài sản nên việc kê khai tài sản ảnh hưởng đến công tác xác minh, truy tìm tài sản của người phải thi hành án.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
Việt Nam kéo dài điều tra đại án Việt Á, vụ ông Lê Thanh Thản “phức tạp”

Người dân tham gia giám sát tài sản quan chức

Về điều này, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, việc giám sát của nhân dân đối với công tác kê khai tài sản của cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước tại nơi cư trú là cần thiết.
Đây là sự giám sát trực tiếp, mọi lúc, mọi nơi. Người dân sinh sống cùng khu dân cư với cán bộ, đảng viên sẽ có thể kịp thời phát hiện những biểu hiện, sinh hoạt có dấu hiệu bất thường.
Thông qua giám sát, phát hiện của nhân dân, mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội sẽ kiến nghị với cấp ủy, tổ chức trực tiếp giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện nghi ngờ.
Qua giám sát ban đầu của người dân sống cùng khu dân cư với cán bộ, đảng viên, sẽ có những hoạt động giám sát cụ thể, chuyên đề sâu hơn.
Về việc công khai kê khai tài sản quan chức tại nơi cư trú của quan chức để nhân dân giám sát, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, cần thay đổi quy định trong phòng chống tham nhũng.
Theo đó, Việt Nam hiện đang hướng tới công khai, minh bạch nhưng còn hạn chế vì hệ thống pháp luật hiện chưa đồng bộ, do đó mới dừng ở mức công khai kê khai tài sản quan chức ở mức độ, phạm vi nào đó.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, nhận định những người thuộc đối tượng phải công khai, minh bạch tài sản phải thực sự thể hiện được sự trong sạch để mọi người biết. Càng công khai tài sản càng tốt, ai không muốn công khai thì có thể từ chức.
Việc công khai tài sản người có chức vụ, quyền hạn càng dài, càng rõ ràng thì càng tốt. Thậm chí, nên có một website để công bố công khai tài sản quan chức để mọi người dân quan tâm có thể tiếp cận. Các quan chức cũng nên chấp nhận công khai tài sản trong thời kỳ còn đảm nhiệm chức vụ.
Sau khi công khai sẽ có hai trường hợp. Thứ nhất là người có nhiều tài sản được công khai, thứ hai là người không có tài sản công khai.
Với những quan chức có tài sản công khai thì sẽ chịu sự giám sát của người dân. Trường hợp cán bộ có tài sản nhưng không kê khai, cố tình che giấu tài sản thì khi phát hiện có thể bị tịch thu.
Dù vậy, luật sư Đức cho rằng, việc kê khai tài sản cần có lộ trình từ 3 - 5 năm. Và nên coi việc kê khai tài sản này là bình thường, chỉ khi họ có liên quan tới tiêu cực thì mới điều tra, làm rõ.
Doanh nhân mặc bộ đồ với ô dưới cơn mưa tiền - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Việt Nam xác minh tài sản của 32 cán bộ ngành tòa án

Khó kiểm soát quan chức đầu tư ra nước ngoài

Đề cập đến vấn đề kiểm soát việc quan chức đầu tư ra nước ngoài, trong đó có việc mua bất động sản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cho rằng, với quy định pháp luật về đầu tư hiện nay, có thể kiểm soát được nếu họ đầu tư qua con đường chính thống, có đăng ký dự án đầu tư và được cơ quan chức năng như Cục Đầu tư nước ngoài cấp phép.
Tuy nhiên, trong trường hợp họ đầu tư qua kênh thứ ba, đầu tư chui thì rất khó kiểm soát.
Luật sư Trương Thanh Đức cũng đồng tình với nhận định này, cho rằng việc kiểm soát tài sản của quan chức ở nước ngoài rất khó. Điểm mấu chốt là quan chức đầu tư bất hợp pháp ra nước ngoài nên mới cần kiểm soát.
"Việc kiểm soát rất khó khăn nên phải đề ra cơ chế xử lý đủ tính răn đe nếu phát hiện quan chức đầu tư bất hợp pháp ra nước ngoài nhằm hạn chế, ngăn chặn từ xa hoạt động tẩu tán tài sản của quan chức", - luật sư kiến nghị.
Về phần mình, ông Thang Văn Phúc lý giải, điều này liên quan tới việc kê khai tài sản của quan chức, nếu phát hiện kê khai không đúng thì cơ quan chức năng có quyền giám sát. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có làm được hay không, có khả thi không, bởi không phải muốn là làm được.
Kể cả ở nước ngoài, các nước cũng đều có chính sách bảo vệ bí mật của cá nhân, không phải ai cũng vào kiểm soát được trừ trường hợp đã thành án. Đối tượng thành án rồi thì các nước mới cho phép tiếp cận, kiểm soát, thu hồi tài sản, còn chưa thành án thì nhiều nước không cho phép.
"Cái gốc của vấn đề là phải thay đổi hệ thống quản trị để bịt dần những kẽ hở chính sách, pháp luật, tránh lợi dụng chính sách để tham nhũng, tiêu cực", - ông Phúc nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала