Hơn 80% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023

© TTXVN - Hoàng Thị NhịBà Rịa-Vũng Tàu: Xuất khẩu tiếp tục gặp khó
Bà Rịa-Vũng Tàu: Xuất khẩu tiếp tục gặp khó - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo báo cáo của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), kết quả khảo sát tình hình của gần 10.000 doanh nghiệp cho thấy có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Cụ thể, trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12,4%; dự kiến giảm mạnh quy mô là 38,5% và dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20,5%.
Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.
Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chỉ chiếm 4,2%. Đánh giá về triển vọng kinh tế ngành năm 2023, có tới 29,6% doanh nghiệp cho rằng rất tiêu cực. Doanh nghiệp ngành xây dựng; các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.
Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2023
Liều “Doping” giúp các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi và phát triển nhanh hơn
Những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, đó là tình hình đơn hàng (59,2%); tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và quy định pháp luật (45,3%) cùng nỗi lo nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).
Đáng chú ý, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn. 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.
Cho biết hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thời gian qua được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời, bám sát những khó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế, song, theo báo cáo, vấn đề đặt ra ở đây là khâu triển khai chính sách, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng.
Vì vậy cần có cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới để nỗ lực của Chính phủ và hệ thống hành chính thực sự đem lại giá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ban IV cho rằng, nguyên nhân của những khó khăn hiện tại đối với doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới, mà còn do những vấn đề nội tại gây ra.
Kinh tế tập thể ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Bà Rịa-Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
"Dân Mỹ ăn ít hơn": Ngành tỷ đô của Việt Nam ngấm đòn lạm phát
Chính vì vậy, các tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế, trong nước đã nghiên cứu đưa ra các định hướng, khuyến nghị nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao sản lượng kinh tế trong dài hạn như: Đẩy mạnh đầu tư công để “bơm tiền” cho nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn, tập trung vào nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, trong đó chú trọng các hạ tầng kết nối giữa các trung tâm kinh tế đã hiện hữu với các địa phương lân cận để tạo cơ hội thu hút các làn sóng đầu tư tư nhân, đầu tư FDI thế hệ mới.
Đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại và đào tạo nghề theo hướng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tăng năng suất lao động. Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ số, quản trị dựa trên dữ liệu gắn với xây dựng nền hành chính hiện đại, kỷ cương, phục vụ, hiệu quả và minh bạch. Xây dựng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân một cách thực chất, có trọng tâm, trọng điểm. Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала