Dự báo tồi tệ về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

© TTXVN - Phan Tuấn AnhTập đoàn Hòa Phát nâng cao chất lượng sản phẩm thép
Tập đoàn Hòa Phát nâng cao chất lượng sản phẩm thép - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2023
Đăng ký
Nhu cầu bên ngoài suy yếu, thiếu đơn hàng, ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp từ tháng 1 đến tháng 5 của Việt Nam – trung tâm xuất khẩu chính các mặt hàng điện tử, dệt may, giày dép và đồ gỗ, bao gồm cả các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Mới nhất, Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam từ 4,2% xuống 3%. Đây là mức thấp nhất mà một định chế phương Tây đưa ra đối với dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 này.

Dự báo kịch bản thấp nhất của kinh tế Việt Nam

Với công bố mới nhất, Oxford Economics hiện là tổ chức đưa ra dự báo thấp nhất về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay.
Mức dự báo của Oxford Economics cũng là tệ nhất nếu so với các tổ chức quốc tế khác như IMF, OECD, ADB, WB, HSBC hay Standard Chartered.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hai năm 2023 - 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,5% và 6,6%.
Trong khi đó, ADB dự báo là 6,5% và 6,8%; IMF dự báo tăng 5,8% và 6,9%; WB dự báo mức tăng là 6,3% và 6,5%.
Xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã giảm 11,6% so với cùng kỳ trước đó xuống còn 136,17 tỷ USD do nhu cầu bên ngoài suy yếu đè nặng lên nền kinh tế dựa vào sản xuất.
Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, sản lượng công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 đã giảm 2% so với một năm trước đó, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) trong giai đoạn này đã tăng 3,55% so với một năm trước đó.
Trong ảnh: Gạo tấm, nguyên liệu để nấu cơm tấm, nhỏ hơn hạt gạo bình thường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2023
Hiện tượng dị thường giúp giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới
Dữ liệu mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, một trung tâm sản xuất quan trọng của khu vực, bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhu cầu toàn cầu giảm.
Tổng cục Thống kê cho biết, nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm nay đã giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 126,37 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại ở mức 9,8 tỷ USD.
Nhập khẩu giảm mạnh có thể cho thấy sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục chậm lại do các doanh nghiệp giảm mua sắm nguyên vật liệu và thiết bị.
Việt Nam là nước xuất khẩu chính các mặt hàng điện tử, dệt may, giày dép và đồ gỗ, bao gồm cả các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khải hồi đầu tháng 5 cho biết nền kinh tế sẽ đối mặt với các điều kiện bên ngoài bất lợi trong năm 2023.
Việt Nam đã đặt mục tiêu GDP 6,5% trong năm nay, tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng 8,02% vào năm 2022.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống 3,3% trong quý đầu tiên từ mức tăng 5,9% trong quý 4 năm ngoái.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2023
Tín hiệu mới về kinh tế Việt Nam
Đáng chú ý, Oxford Economics hôm thứ Hai cho biết họ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam từ 4,2% xuống 3,0%.

"Chúng tôi cho rằng tăng trưởng toàn cầu giảm sút, trong đó đà phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc, tức triển vọng xuất khẩu của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, ảm đạm, che mờ triển vọng phục hồi tăng trưởng GDP", - Oxford Economics nhấn mạnh.

Tổng cục Thống kê cho biết xuất khẩu điện thoại thông minh, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và chủ lực của Việt Nam, đã giảm 16% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 xuống còn 21,17 tỷ USD.
Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 5,9% so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu giảm 18,4%.

Nhu cầu vẫn suy yếu

Công ty TNHH Chứng khoán Maybank (MBKE) vừa qua cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 4% (từ mức 5,5% trước đó).
Xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong nửa cuối năm mặc dù có thể thấy sự phục hồi khiêm tốn trong quý IV do hưởng lợi từ mức so sánh thấp. Nhu cầu từ Mỹ và EU có thể sẽ vẫn yếu do tăng trưởng chậm lại và hàng tồn kho của các nhà bán lẻ tăng cao.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể bị suy yếu do tiên lượng nhu cầu toàn cầu ảm đạm (do đầu vào thượng nguồn chiếm phần lớn các chuyến hàng đến Trung Quốc) và sự phục hồi của Trung Quốc là nhờ vào dịch vụ, vốn ít nhập khẩu hơn.
MBKE nhấn mạnh, lượng khách du lịch phục hồi sẽ không đủ để hỗ trợ tăng trưởng, do nền kinh tế của Việt Nam có định hướng xuất khẩu cao.
Khối phân tích dự báo tăng trưởng trong quý II khoảng 3% do nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm xuất khẩu và những khó khăn trên bất động sản vẫn tiếp diễn.
Nhu cầu nạo vét luồng tại các cảng tại Khu vực Cái Mép - Thị Vải là rất lớn, hàng năm lượng bùn phát sinh trong quá trình nạo vét tại các cảng ở Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 4,4 triệu m3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
Đã rõ những nguyên nhân khiến kinh tế Việt Nam suy yếu

Khởi sắc

Để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong 9 tháng còn lại của năm 2023, kinh tế Việt Nam cần phải tăng khoảng 7,5%.
Trước đó, lãnh đạo cơ quan Thống kê từng nhận định, xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường tăng thấp trong quý I, gia tăng dần ở quý II sau đó bứt phá ở nửa cuối năm. Năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn có thể đi theo xu hướng này.
Như Sputnik đã thông tin, tại cuộc họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sản xuất, kinh doanh trong tháng 5 cải thiện.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng 2,2% so với tháng trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 2,9%. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới đạt gần 2 tỷ USD, gấp 2,2 lần cùng kỳ.
Thời gian tới Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng qua thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch; chuyển đổi xanh, tận dụng xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài.
"Tín hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quý II", - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала