Công an Côn Đảo điều tra vụ nữ hành khách nghi mang trứng vích qua sân bay

© TTXVN - Huỳnh Ngọc SơnPhát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển trứng động vật hoang dã tại sân bay Cỏ Ống
Phát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển trứng động vật hoang dã tại sân bay Cỏ Ống - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Đăng ký
An ninh sân bay ở Côn Đảo phát hiện, một nữ hành khách quê Bắc Ninh có mang theo trong hành lý xách tay 5 vật hình tròn, nghi là trứng vích.
Vích, một loài rùa biển, là loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và được pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước khác bảo vệ đặc biệt.

Nữ hành khách bị nghi mang theo trứng vích ở sân bay Côn Đảo

Sáng ngày 12/6, một nhóm du khách gồm 5 người, trong đó có bà Đỗ Thị L.H. (48 tuổi, quê Bắc Ninh) đến sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo để làm thủ tục, chuẩn bị bay vào đất liền.
Qua kiểm tra soi chiếu, đội an ninh hàng không phát hiện vật hình tròn nghi là trứng vích. Số trứng này được giấu trong hành lý xách tay của bà H.
© TTXVN - Huỳnh Ngọc SơnPhát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển trứng động vật hoang dã tại sân bay Cỏ Ống
Phát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển trứng động vật hoang dã tại sân bay Cỏ Ống - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Phát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển trứng động vật hoang dã tại sân bay Cỏ Ống
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng liên quan đã đến sân bay, cùng nhau phối hợp kiểm tra, ghi nhận vụ việc.
Lời khai ban đầu của nữ du khách này về nguồn gốc 5 quả trứng nói trên còn nhiều mâu thuẫn. Sự việc đã được bàn giao cho Công an huyện Côn Đảo chủ trì thụ lý điều tra, làm rõ.

Loài động vật được pháp luật bảo vệ

Được biết, mỗi năm, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, tại Côn Đảo có khoảng 350-400 con vích mẹ lên các bãi biển để đẻ trứng. Sau đó, nhân viên kiểm lâm sẽ đi thu gom trứng vích về để ấp nở nhân tạo rồi thả về biển khoảng 150.000 vích con.
Vích biển là một loài thuộc họ rùa biển. Loài này được liệt kê vào trong danh sách những loài bị tổn thương và cấm buôn bán do số lượng đang bị giảm sút bởi môi trường sống bị ô nhiễm và tình trạng săn bắt quá mức.
Tại Việt Nam đã xác định được 5 loài rùa biển đang sinh sống, đó là các loài vích (Chelonia mydas), quản đồng (Caretta careta), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và rùa da (Dermochelys coriacea).
Thợ lặn với một con rùa - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
Multimedia
Kẻ sống lâu không cần vội vàng. Những con rùa bí ẩn
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017, có hiệu lực từ ngày 1.1.2018), hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ rùa biển hoặc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ cá thể, sản phẩm, bộ phận không thể tách rời sự sống của chúng (bất kể số lượng, khối lượng, giá trị tang vật) sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù giam đối với cá nhân.
Cho đến này, các ban ngành chức năng ở Côn Đảo đã tiến hành bắt và xử lý một số vụ việc về hành vi tàng trữ, vận chuyển thịt và trứng vích trái quy định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала