Khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế Việt Nam của ngành Ngân hàng là đầy đủ và sẵn sàng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng vẫn rất chậm, đến 15/6 mới chỉ đạt 3,36% trong khi đó mức 14-15% vẫn là mục tiêu cả năm.
Sáng nay (21/6), Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023. Tại họp báo, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ đứng trước khó khăn như từ đầu năm đến nay. Chính phủ vừa họp bàn làm thế nào để tăng trưởng tín dụng.
Tính đến 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước . Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
Tọa đàm Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy kinh tế TPHCM phát triển do Báo Người Lao động tổ chức, - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Việt Nam: Không có chuyện ngân hàng sắp hết room tín dụng, cạn tiền
Ông Đào Minh Tú nhận xét, tín dụng vẫn còn tăng chậm.
“Ở góc độ NHNN cũng rất muốn tăng tín dụng, nhưng không phải bằng cách hạ chuẩn cấp tín dụng, mà tăng phải đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Chúng tôi xác định, việc tăng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng phải triển khai quyết liệt trong thời gian tới. Mức 3,36% thấp, nhưng cũng do tính khách quan của nền kinh tế nhu cầu vốn thấp”, ông Tú cho biết.
Theo Phó Thống đốc, tín dụng tăng trưởng chậm là do doanh nghiệp rất khó khăn do đơn hàng giảm, dòng tiền đứt đoạn, hàng tồn kho nhiều. Một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động.
Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu nhiều mặt hàng tăng cao, sức mua cầu của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm, một số lĩnh vực như thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.
Những điều này tác động đến khó khăn của điều hành chính sách tiền tệ.
Cũng theo ông Tú, mục tiêu tăng tín dụng cả năm vẫn giữ mức 14%. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã giao 11% nhưng nay mới đạt 3,36% nên hạn mức còn rất nhiều. Khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngành Ngân hàng là đầy đủ và sẵn sàng.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2023
Việt Nam ồ ạt hạ lãi suất để tránh đổ vỡ kinh tế, NHNN đã bán ròng 25 tỷ USD
Về điều hành lãi suất, ông Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục theo dõi để có giải pháp phù hợp. Gần đây, ngày 16/6, lần thứ 4, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. Đây là những biện pháp cụ thể, trực tiếp để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động và cho vay.
Ông nói thêm ai cũng mong muốn lãi suất cho vay thấp, nguồn tiền cho vay nhiều để hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, cho người dân. Ngân hàng cũng thấu hiểu điều đó và cũng rất mong muốn như vậy.
Với nguyên tắc tôn trọng thị trường, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, vận động các ngân hàng thương mại từng bước giảm lãi suất cả hai chiều huy động và cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
"Một vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước làm việc với ngân hàng thương mại. Lãi suất điều hành giảm rồi thì các ngân hàng thương mại thì phải chia sẻ bằng việc cắt giảm nguồn lợi nhuận và chi phí điều hành để giảm lãi suất cho vay", ông Tú nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала