Việt Nam được dự báo tăng trưởng vượt xa mức trung bình của thế giới

© TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtHàng container qua cảng biển Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2022
Hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Đăng ký
Kinh tế Việt Nam nằm trong nhóm được dự đoán tăng trưởng nhanh trong ASEAN, đồng thời, vượt xa mức tăng GDP toàn cầu dự kiến chỉ ở mức 2%.
Hiện, ASEAN được xếp hạng là nền kinh tế khu vực lớn thứ ba ở châu Á và là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.

Khả năng hồi phục của các nền kinh tế ASEAN

Phát biểu khai mạc Hội nghị Đầu tư ASEAN do Maybank tổ chức tại Singapore, ông Khairussaleh Ramli, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Maybank, đã nhấn mạnh khả năng phục hồi của ASEAN hậu đại dịch COVID-19. Với chủ đề "Khởi động lại ASEAN: Hình dung về tương lai", sự kiện trên được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/6.
Được thành lập từ năm 1960, hiện Maybank là tập đoàn tài chính lớn nhất tại Malaysia. Ngoài Malaysia, Maybank đã sớm mở rộng kinh doanh ra các nước khác như Singapore, Việt Nam, Anh và Mỹ.
Sự kiện Invest ASEAN 2023 là một trong những hoạt động trọng điểm trong chiến lược M25+ của Maybank, nhằm khám phá các cơ hội tại các nền kinh tế đang lên khu vực Đông Nam Á, các tập đoàn đổi mới, xu hướng phân bổ vốn, quản lý tài sản Hồi giáo (IWM), công nghiệp hóa xanh và công nghệ AI.
Với tổng dân số hơn 660 triệu người và tổng GDP gần 3.660 tỷ USD vào năm 2022, ông Dato’ Khairussaleh Ramli lưu ý rằng ASEAN được xếp hạng là nền kinh tế khu vực lớn thứ ba ở châu Á và là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Đặc biệt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng trở lại vào năm 2021, lên 174 tỷ USD, tăng 42% so với năm trước, phản ánh sức hấp dẫn của nền kinh tế khu vực đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Ông Khairussaleh cho biết khả năng phục hồi của ASEAN thể hiện rõ qua dòng vốn đầu tư, đồng thời lưu ý ngay cả khi các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường chứng khoán vào năm ngoái, các nhà đầu tư trong khu vực vẫn có đủ lực để đón nhận sự biến động.
Thêm một lĩnh vực đầy triển vọng lạc quan khác đối với nền kinh tế của khu vực là số hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Ông Khairussaleh cho biết, nền kinh tế số hiện chỉ chiếm 7% GDP của ASEAN, thấp hơn nhiều mức 35% ở Mỹ và 16% ở Trung Quốc.

"Chúng ta vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, ASEAN phải xem xét thực tế rằng khối này đang gặp thách thức khi nền kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, do áp lực lạm phát và sự phân mảnh địa chính trị và địa kinh tế", - TTXVN dẫn phát biểu của lãnh đạo Maybank nhận định.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Xuất khẩu tiếp tục gặp khó - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2023
HSBC lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam quý 4/2023

Dự báo lạc quan về Việt Nam

Đối với Việt Nam, ông Khairussaleh Ramli khẳng định, kinh tế Việt Nam nằm trong nhóm được dự đoán tăng trưởng nhanh trong ASEAN.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Maybank nhấn mạnh, sáu nền kinh tế ASEAN bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam, dự kiến sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2023, vượt xa mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu dự kiến ở mức 2%.
Ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Maybank chia sẻ, nằm trong chiến lược M25+ của Tập đoàn Maybank, Việt Nam là một thị trường trọng tâm mà tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trong những năm tiếp theo.
"Chúng tôi sẽ tận dụng sức mạnh về tài chính, nguồn lực và mạng lưới của tập đoàn để đồng hành và kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài, hướng đến phát triển ESG. Đặc biệt chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống, nhân lực và đổi mới trong dịch vụ để Chứng khoán Maybank tiếp tục là một đối tác lý tưởng cho các khách hàng cá nhân và tổ chức tại thị trường Việt Nam", - Mekong ASEAN dẫn lời ông Quang cho biết.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Maybank Khairussaleh Ramli cho biết, một trong những cơ hội quan trọng của khu vực Đông Nam Á là việc hưởng lợi ròng từ điều chỉnh lại các kênh thương mại và đầu tư cũng như tăng cường chuỗi cung ứng do bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, khu vực này không tránh khỏi những rủi ro ngày càng tăng trước sự phân hoá toàn cầu và các xung đột địa chính trị, lợi ích.
Do đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng để kiểm soát các lỗ hổng và phản ứng nhanh với các cơ hội mới trong bối cảnh hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала