Lần đầu tiên Nga công bố toàn văn kế hoạch của Đức quốc xã nhằm tiêu diệt các dân tộc Liên Xô

© Sputnik / Nikolay Novak / Chuyển đến kho ảnhCư dân của làng Zubtsovo. Trong các ngôi làng bị chiếm đóng, Đức quốc xã bắt người dân phải đeo trên cổ chiếc thẻ có ghi tên ngôi làng nơi họ sinh sống, 1941
Cư dân của làng Zubtsovo. Trong các ngôi làng bị chiếm đóng, Đức quốc xã bắt người dân phải đeo trên cổ chiếc thẻ có ghi tên ngôi làng nơi họ sinh sống, 1941 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Hiệp hội Lịch sử Quân sự Nga lần đầu tiên công bố toàn văn "kế hoạch nạn đói" được dịch ra tiếng Nga - một tài liệu do Đức Quốc xã phát triển nhằm tiêu diệt các dân tộc Liên Xô.
Ngày 22/6 đánh dấu kỷ niệm 82 năm ngày bắt đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Ở Nga, đây là Ngày Tưởng nhớ và Đau buồn.
Toàn văn "Chỉ thị về chính sách kinh tế của tổng hành dinh kinh tế" của Đức Quốc xã được dịch ra tiếng Nga lần đầu tiên được công bố trên cổng thông tin Istoriya.rf. Theo tài liệu đề ngày 23 tháng 5 năm 1941, Đức Quốc xã đã có ý định tiêu diệt từ 20 đến 30 triệu thường dân Liên Xô.
"Ngoài kế hoạch quân sự khét tiếng Barbarossa, Đức Quốc xã đã chuẩn bị một kế hoạch kinh tế để cướp bóc các lãnh thổ của Liên Xô bị chiếm đóng. Kế hoạch này đã được thảo ra vào thời điểm hỗn loạn đối với Đệ tam Quốc xã, vì họ phụ thuộc nghiêm trọng vào thực phẩm nhập khẩu. Các cảng của Đức bị Hải quân Anh phong tỏa, điều đó gây ra mối đe dọa cho tình hình lương thực trong nước. Vì vậy, chúng có ý định cướp bóc Liên Xô, lấy sạch toàn bộ ngũ cốc. Vụ cướp này sẽ dẫn đến việc từ 20 đến 30 triệu người chết trong trận đói khủng khiếp", - Hiệp hội Lịch sử Quân sự Nga trích dẫn lời ông Yegor Yakovlev, Giám đốc quỹ nghiên cứu "Lịch sử kỹ thuật số".
Kế hoạch này được người Mỹ tìm thấy trong các tài liệu của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực Đức đã nằm trong hồ sơ chứng cứ tại Tòa án quốc tế Nurnberg.
Kỷ niệm 82 năm Ngày Tưởng niệm và Đau buồn tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Multimedia
Kỷ niệm 82 năm Ngày Tưởng niệm và Đau buồn tại Hà Nội
Theo kế hoạch của Hitler, thực dân Đức sẽ dần dần định cư tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, còn người dân bản địa của Liên Xô phải đi đâu đó, ông Yakovlev lưu ý.
"Giải pháp cho việc giảm dân số trên các vùng lãnh thổ bị chinh phục đã được đề xuất bởi Herbert Backe, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm. Các chỉ thị mà ông ấy đưa ra là như sau: sau khi quân đội Đức chiếm được vùng đất đen, đất đai rất màu mỡ, thì tất cả thực phẩm từ vùng này sẽ được cung cấp cho quân đội Đức và Đệ tam Đế chế - ngũ cốc và các sản phẩm thực phẩm khác nên được đưa đến Đức để hỗ trợ người dân Đức", - nhà sử học cho biết.
Kết quả là cư dân của các vùng khác trên lãnh thổ Liên Xô sẽ phải đối mặt với nạn đói. Trước hết, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến Matxcơva và Leningrad.

"Tức là, ý tưởng không nuôi người dân Leningrad đã nảy sinh không phải do kế hoạch Barbarossa thất bại, mà là kết quả của những cân nhắc được đưa ra ngay trước khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô", - nhà sử học lưu ý.

Ông Yakovlev trích dẫn một đoạn tài liệu:
"Chúng tôi khiến những người này chết đói không chỉ vì chúng là những kẻ miệng ăn, mà còn bởi vì những người Nga cả dưới thời Sa hoàng và dưới thời Bolshevik, luôn là kẻ thù của nước Đức và Châu Âu".
Ngày tưởng nhớ và đau buồn - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Multimedia
1418 ngày chiến tranh: Ngày Tưởng nhớ và Đau buồn ở Nga

Kế hoạch diệt chủng

"Đó là một kế hoạch diệt chủng, bởi vì chính tội ác diệt chủng tạo điều kiện để một dân tộc bị giết hàng loạt", - ông Yakovlev nói, đồng thời lưu ý rằng, ngoài vấn đề kinh tế, kế hoách này cũng liên quan đến vấn đề dân tộc.
Ông nhấn mạnh, các tội ác của chủ nghĩa Quốc xã không bao giờ hết thời hiệu. Chuyên gia nhắc nhở rằng, điều này hiện có ý nghĩa đặc biệt, khi Nga lại một lần nữa chiến đấu chống lại hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Quốc xã.
Nhà sử học kết luận: "Việc công bố những tài liệu như vậy nhằm mục đích nhắc nhở rằng, tất cả các tội ác chiến tranh đều bị trừng phạt".
Đến thời điểm đó nhiều nước châu Âu đã bị phát xít Đức nô dịch, và nhân dân Liên Xô đã hứng chịu đòn tấn công ác liệt nhất. Đứng về phe Đức chống lại Liên Xô có Romania, Ý, vài ngày sau có thêm Slovakia, Phần Lan, Hungary, tới giữa tháng 8 thì thêm Na Uy. Nhân dân Liên Xô đã đáp trả kẻ thù bằng một cuộc kháng chiến mạnh mẽ, kiên cường, muôn người như một, quyết tử bảo vệ Tổ quốc theo đầy đủ nghĩa của từ đó.
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhĐại lộ Lenin của thành phố Minsk bị quân xâm lược Đức Quốc xã phá hủy
Đại lộ Lenin của thành phố Minsk bị quân xâm lược Đức Quốc xã phá hủy  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Đại lộ Lenin của thành phố Minsk bị quân xâm lược Đức Quốc xã phá hủy
Cuộc chiến tranh khốc liệt đẫm máu kéo dài 1418 ngày đêm đã kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với sự thất bại hoàn toàn của các nước trong khối phát xít. Tổng tổn thất về người của Liên Xô trong chiến tranh lên tới 26,6 triệu người. Trong số này, hơn 8,7 triệu người hy sinh trên chiến trường, 7,42 triệu người bị Đức quốc xã tiêu diệt tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, hơn 4,1 triệu người chết vì điều kiện tàn bạo của chế độ chiếm đóng. 5,27 triệu người khác bị trục xuất đi lao động khổ sai ở Đức và các nước láng giềng, những nước cũng nằm dưới sự chiếm đóng của Đức. Trong số này, hơn một nửa trở về quê hương - 2,65 triệu người, hơn 450 nghìn người di cư, 2,16 triệu người đã chết trong điều kiện nuôi nhốt.
Tổn thất của Liên Xô lên tới 40% tổng tổn thất về người trong Thế chiến II. Khoảng một triệu chiến sĩ Liên Xô đã hy sinh mạng sống mình để giải phóng các dân tộc châu Âu. Theo dữ liệu của Ủy ban Nhà nước Đặc biệt về Điều tra Tội ác của nước Đức Quốc xã, những kẻ xâm lược đã phá hủy hoàn toàn hoặc một phần hơn 1.700 thành phố và thị trấn, hơn 70.000 ngôi làng của Liên Xô.
Những tổn thất về người và thiệt hại vật chất mà đất nước phải gánh chịu do cuộc xâm lược của phát xít Đức là không gì có thể so sánh được. Những vụ thảm sát kinh hoàng, những hành vi giết người man rợ của Đức Quốc xã trên đất Liên Xô có quy mô lớn chưa từng thấy trong lịch sử.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала