Máy bay cường kích A-10 sát thủ xe tăng của Không quân Mỹ: từ Việt Nam đến Ukraina?

© Ảnh : SSgt. Rachel Bartonmáy bay A-10 Thunderbolt
máy bay A-10 Thunderbolt - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
Đăng ký
Tuần này, chủ đề chính về Việt Nam trong các bài báo, thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk Yeol và đông đảo doanh nghiệp tháp tùng ông. Báo chí Hàn Quốc đưa tin chi tiết về chuyến thăm và các văn kiện được ký kết giữa bộ, ngành hai nước.
Còn các phương tiện truyền thông của các quốc gia khác tập trung vào các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại, lịch sử và kinh tế, giáo dục và du lịch. Chúng tôi sẽ đề cập đến những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Chuyến thăm hữu nghị của tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ sẽ đến Đà Nẵng vào ngày 25/6. Đây là chuyến thăm thứ ba của tàu sân bay Mỹ trong 48 năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Một chuyến thăm khác của tàu sân bay USS Ronald Reagan đã lên lịch một năm trước vào tháng 7/2022, nhưng sau đó các nhà chức trách Việt Nam đã hủy chuyến thăm dự kiến.
The Diplomat viết rằng, chuyến thăm của tàu sân bay với thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người diễn ra sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, giống như hai lần trước, phản ánh quá trình Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau nhanh chóng về mặt chiến lược trong hai thập kỷ qua, xuất phát từ những lo ngại chung về sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam nhấn mạnh tính chất “hữu nghị” của chuyến thăm, qua đó gián tiếp đảm bảo với Trung Quốc rằng chuyến thăm phù hợp với chính sách đối ngoại linh hoạt của Việt Nam, nhằm thiết lập quan hệ tốt với càng nhiều nước càng tốt, né tránh các thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc, tác giả bài báo lưu ý. Eurasian Times đưa tin, chiếc máy bay Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II "Warthog" của Không quân Mỹ được mệnh danh là "sát thủ xe tăng" đã hạ cánh ở Việt Nam. Những chiếc máy bay này được triển khai tại Hàn Quốc, và Việt Nam là nơi chúng tiếp nhiên liệu trước hoặc sau khi vượt đại dương.
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến lâu dài nhằm loại bỏ những chiếc máy bay A-10 Thunderbolt II được Fairchild Republic phát triển cho không quân Mỹ vào những năm 1970, và sau mấy thập kỷ tranh cãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua quyết định loại biên 21 máy bay trong tài khóa 2023.
Nhưng quân đội đánh giá cao chất lượng chiến đấu của những chiếc máy bay này và đề nghị gửi chúng đến Ukraina để chiến đấu chống lại xe tăng. Tờ Versia của Nga đăng một bài thú vị về “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và đội tàu của Đoàn 125 đã cung cấp vũ khí và đạn dược cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến phòng chống tham nhũng đạt được hiệu quả cao

Tờ Global Compliance News của Trung Quốc viết rằng, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp quản lý và thực tế nhằm giảm đáng kể nạn tham nhũng trong nước. Đó là cải cách tư pháp, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, nỗ lực hợp tác quốc tế, và tăng cường thực thi luật phòng chống tham nhũng và những hành vi đưa hối lộ (bao gồm một số vụ bắt giữ và truy tố cán bộ cấp cao về các tội liên quan đến hối lộ).
Chiến dịch phòng chống tham những vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam đã mang lại kết quả rõ ràng, và Việt Nam tiếp tục tăng điểm theo báo cáo Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: từ xếp thứ 113 (năm 2016) lên 77 (năm 2022).

Hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030

Nhiều phương tiện truyền thông của Hàn Quốc đưa tin đậm nét về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk Yeol. Tổng thống cho biết, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác chống lại mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế để tăng cường hoạt động thương mại song phương. Trong nỗ lực hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch cho Việt Nam tổng hỗ trợ nguồn vốn viện trợ hoàn lại lên quy mô 4 tỷ USD vào năm 2030, và cam kết sẽ cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại với tổng quy mô là 200 triệu USD giai đoạn 2024 - 2027 trong các lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
‘Tiên tri’ của Tổng thống Hàn Quốc về tương lai Việt Nam
Với mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương để kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030, hai bên đã nhất trí thiết lập một hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử cho phép các doanh nghiệp cung cấp chứng từ xuất xứ trực tuyến cho hàng hóa xuất nhập khẩu để đủ điều kiện hưởng thuế ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do song phương (VKFTA) và các biện pháp tạo thuận lợi thiết thực cho doanh nghiệp hai nước. Nhận thấy tiềm năng hợp tác to lớn trong việc phát triển đất hiếm của Việt Nam, hai bên cũng nhất trí thành lập trung tâm chuyên trách về chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol thăm Việt Nam là phái đoàn 205 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp hàng đầu của nước này. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam hai bên đã ký 2 hợp đồng và 52 biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm quốc phòng, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng, 28 biên bản ghi nhớ về các ngành công nghệ cao, năng lượng hạt nhân và xe điện, và 29 biên bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực nguồn năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính.
“Việt Nam là quốc gia trọng điểm trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc và trong sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN vì tự do, hòa bình và thịnh vượng”, Tổng thống Hàn Quốc khẳng định.
Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng hỗ trợ giáo dục tiếng Hàn tại Việt Nam và cấp học bổng cho sinh viên nhằm thúc đẩy giao lưu giữa các thế hệ trẻ. Báo chí cũng đưa tin về các hoạt động bên lề tại Hà Nội, Đêm nhạc Giao lưu Văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với các ca sỹ K-pop và V-pop có sự tham dự của Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc cũng như các nhân vật chức thức của hai nước, vận động viên, cổ động viên, sinh viên các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc và du học sinh Hàn Quốc. Cuộc họp được tổ chức bằng tiếng Hàn Quốc, không có phiên dịch viên.
Tiếp tục chủ đề này là một số bản tin khác về kinh tế. Tờ The Diplomat cho rằng, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong cả sản xuất và tiêu thụ xe điện sẽ sớm đưa nơi đây trở thành một trong những thị trường EV năng động nhất thế giới. Thậm chí có thể phá vỡ sự thống trị hiện tại của Trung Quốc trong hệ sinh thái xe điện. Global Times đưa tin rằng, Trung Quốc đã nối lại xuất khẩu điện qua biên giới sang nước láng giềng Việt Nam lần đầu tiên sau 7 năm gián đoạn. Fibre2fashion cho biết rằng, khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022. Primamedia đưa tin về Tuần lễ hàng hóa Việt Nam tại các chuỗi bán lẻ Vladivostok.

Việt Nam đứng đầu về số du học sinh ở Hàn Quốc

ICEF Monitor đăng tải một bài dài về du học sinh Việt Nam. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số lượng học sinh và sinh viên lớn nhất. Những vấn đề về chất lượng của hệ thống giáo dục trong nước, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và học phí tăng cao ở các trường quốc tế khiến các gia đình Việt Nam gửi con ra nước ngoài. Các bậc cha mẹ Việt Nam muốn gửi con cái du học tại các quốc gia nói tiếng Anh, bởi vì việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho phép con cái họ vượt qua vòng phỏng vấn xin việc. Top 5 quốc gia có số lượng du học sinh Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia và Đài Loan.
Khép lại mục điểm báo là thông tin du lịch. The Week giới thiệu lịch trình du lịch chi tiết 48 giờ ở Hội An: ẩm thực, mua sắm và văn hóa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала