Việt Nam: Nhà đầu tư khu vực phía Bắc tìm cách rời sản xuất đi nơi khác vì cắt điện

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Mạnh KhánhNhân viên EVNHANOI kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị.
Nhân viên EVNHANOI kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Đăng ký
Việc cắt điện luân phiên ở miền Bắc thời gian qua đã gây ra nhiều thách thức cho việc sản xuất tại các khu công nghiệp, chế xuất ở các tỉnh trọng điểm.
Trong bối cảnh đó, một số khách thuê và nhà đầu tư đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư và di dời nhà máy sản xuất sang các khu vực khác.

Cắt điện luân phiên ở miền Bắc gây ra thách thức lớn

Thời gian qua, việc cắt điện luân phiên ở khu vực phía Bắc đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và tiến độ giao hàng của nhiều doanh nghiệp. Theo ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao thuộc Bộ phận dịch vụ công nghiệp Savills Hà Nội, tình trạng này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các tỉnh chủ lực về công nghiệp ở miền Bắc, làm ngừng trệ sản xuất, không kịp tiến độ giao hàng.
Dù một số khu công nghiệp, chế xuất hiện đại có hệ thống điện dự phòng nhưng vẫn tồn tại mối lo ngại ngắn hạn về tần suất cắt giảm điện tiềm ẩn.
Sự gián đoạn trong sản xuất đã ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận chung của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Cắt điện gây ra thiệt hại tài chính đáng kể cho khách thuê và các nhà máy sản xuất. Nó còn có thể dẫn tới hư hỏng thiết bị sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng, trì hoãn đơn đặt hàng, tạo chi phí phát sinh, về lâu dài tác động xấu đến doanh thu và tính bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng dễ bị ảnh hưởng vì họ thường thiếu nguồn lực để đối phó với những gián đoạn như vậy.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số nội dung quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Chưa có năng lượng hạt nhân, Việt Nam vẫn cần dùng điện than và dầu, khí
Theo VietnamFinance dẫn lời ông Thomas, công suất vận hành với máy móc tại các nhà máy sản xuất là rất lớn, khó đảm bảo liền mạch với toàn bộ hệ thống nếu cắt điện thời gian dài. Do vậy, khách thuê và các nhà đầu tư đang triển khai đa dạng hóa địa điểm sản xuất với các lựa chọn khác có ưu đãi hấp dẫn hơn, trong bối cảnh cắt điện luân phiên liên tiếp xuất hiện trong suốt tháng 6.
“Điều này có thể khiến khách thuê và các nhà đầu tư xem xét làn sóng mới hấp dẫn tại các tỉnh nhóm 2 như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định cho chiến lược đầu tư và di dời của mình”, ông Thomas đánh giá.
Trước tình hình đó, doanh nghiệp sản xuất và các chủ đầu tư khu công nghiệp cần có giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, cần xem xét nâng công suất dự phòng lên tiêu chuẩn cao hơn để đảm bảo quy trình sản xuất liền mạch.
Theo ông, việc đầu tư vào các hệ thống điện dự phòng công suất lớn và áp dụng giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả hơn sẽ giúp giảm thiểu tác động của việc cắt điện, đảm bảo hoạt động được liên tục. Những biện pháp này góp phần cứu trợ tạm thời cho doanh nghiệp.
Về dài hạn, việc phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời và điện gió, và nâng cấp hệ thống truyển tải là một trong những chiến lược được khuyến nghị để đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng của Việt Nam cũng như hạn chế khó khăn về cung ứng điện trong mùa khô.
"Với lợi thế địa lý và tài nguyên, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió ngoài khơi và điện gió đất liền. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chưa chú trọng vào các dự án do chính sách liên quan đến phát triển nguồn năng lượng này chưa ổn định", ông Thomas nói.
Hà Nội thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Tin vui: Từ hôm nay, hệ thống điện miền Bắc cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Thanh tra toàn diện ngành điện

Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 28/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thông tin với cử tri về việc thanh tra ngành điện trong thời gian tới.
Theo đó, tại buổi tiếp xúc, cử tri Bùi Đức Nhược (quận Thanh Khê) cho rằng, giá điện tăng 3% từ tháng 5 ảnh hưởng đời sống người dân, trong khi ngành điện thua lỗ kéo dài và mới đây lại đề xuất tiếp tục tăng giá tháng 9 tới.
"Chúng tôi đề nghị thanh, kiểm tra toàn diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN", ông Nhược nói, đồng thời đề xuất không nên để Thanh tra Bộ Công Thương, cơ quan chủ quản, thực hiện "vì không khách quan".
Về điều này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết ông đồng ý với kiến nghị của cử tri cần phải thanh tra toàn diện ngành điện.
"Đây là nội dung nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu. Họp lãnh đạo chủ chốt, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng nêu vấn đề này và sắp tới sẽ làm rất nghiêm túc", ông Thưởng thông tin.
Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Ông Nguyễn Đức Ninh bị tạm đình chỉ, EVN giao ông Vũ Xuân Khu điều hành A0
Theo Chủ tịch nước, có 2 hướng thanh tra ngành điện. Hướng thứ nhất là đang thanh tra, kiểm tra chủ trương, trách nhiệm của Bộ Công Thương và sớm thông báo cho người dân biết. Hướng thứ hai sẽ thanh tra Tập đoàn Điện lực, việc này trước mắt đã được Thủ tướng giao Bộ Công Thương thực hiện.
"Cử tri đừng lo lắng giao Bộ Công Thương thanh tra thì không khách quan, xử lý không đầy đủ hay bỏ qua. Tôi khẳng định không có chuyện đó. Nếu Bộ thực hiện không nghiêm túc sẽ tiếp tục bị thanh tra, kiểm tra", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Trước đó, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã lập đoàn thanh tra EVN từ 10/6 để làm rõ việc quản lý, cung ứng điện giai đoạn từ 1/2021 đến 6/2023.
Đồng thời, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ đạo lập đoàn giám sát thanh tra. Động thái được đưa ra sau khi các tỉnh thành miền Bắc trải qua nhiều ngày bị cắt điện, có nguy cơ "thiếu điện hầu hết giờ trong ngày".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала