Chuyên gia Nga: Chúng tôi hôm nay thấy rất thiếu vắng Chủ tịch Hồ Chí Minh

© AP PhotoChủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2023
Đăng ký
Trong những ngày vừa qua, Sputnik đã đăng một số bài viết dành riêng phản ánh sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt - kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Nga. Thành phố đầu tiên của nước Nga đón gặp vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập trong tương lai là Petrograd.

Sách giáo khoa, tàu ngầm và Viện Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan hệ đặc biệt với thành phố này - cái nôi của cách mạng. Cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Leningrad (thành phố mang tên như vậy sau khi Lenin qua đời), và tiếp đó là lịch sử Saint-Peterburg (năm 1991 thành phố trở lại tên gọi lịch sử). Chính tại đây vào những năm 1930 đã ấn hành cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tiếng Việt (khi đó gọi là tiếng An Nam). Thủ đô phương Bắc của nước Nga kết nghĩa với TP Hồ Chí Minh của Việt Nam và thường xuyên tổ chức Tuần lễ Việt Nam tại Peterburg. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam được khởi đầu thành lập tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint-Peterburg, còn trong nhiều nhà máy thủy điện của Việt Nam dùng tua-bin và nồi hơi do các doanh nghiệp Leningrad xuất xưởng. Chính ở đây, vào năm 2010 tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg đã thành lập Viện Hồ Chí Minh đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nhân dịp khai trương Viện, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga lúc đó là ông Bùi Đình Dĩnh đã tặng ĐHTN Quốc gia Saint-Peterburg một bức tượng nhỏ của lãnh tụ, bức tượng này hiện được đặt trong khuôn viên trên đường Bờ kè Universitetskaya. Và vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Petrograd, trên điểm giao lộ của đường phố Hồ Chí Minh và Đại lộ Khai sáng-Prosvetshenya đã khánh thành tượng đài cao 4 mét tôn vinh vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

"Viện của chúng tôi là một thành tố trong sự nghiệp nghiên cứu di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng năm chúng tôi đều tổ chức hội thảo khoa học theo chủ đề: “Di sản tinh thần của Hồ Chí Minh”. Chúng tôi biên dịch các tác phẩm của Người. Đề án quan trọng mới nhất trong lĩnh vực này là chuyển ngữ sang tiếng Nga chuyên luận nổi tiếng «Binh pháp Tôn Tử» mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đảm trách cương vị nguyên thủ quốc gia đã dịch sang tiếng Việt, hiện đại hóa và cho chú giải, bình luận. Các chương mục của chuyên luận này cùng với khuyến nghị của Quốc tế Cộng sản đã là cơ sở căn bản để hình thành chiến lược và chiến thuật độc đáo của Việt Nam trên chiến trường mà hiệu quả thì người Pháp, người Mỹ và người Trung Quốc cùng với Khmer Đỏ đã có cơ hội kiểm chứng."

Hội thảo quốc tế Di sản tinh thần Hồ Chí Minh: 100 năm sau - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2023
Di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay

"Việc xuất bản tác phẩm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được tầm vóc của Người như là một nhà lý luận quân sự đích thực, mà trước đây ở Nga cũng như ở phương Tây chưa nghiên cứu tới. Mới đây, cuốn sách bằng tiếng Nga đã được in lại với số lượng chỉ 5 bản nhưng dưới dạng một cuốn album hoành tráng với hơn 50 bức ảnh lưu trữ quý hiếm và đã được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev trao tặng ban lãnh đạo Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Hà Nội", - GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg cho biết.

Còn thêm một đề án quan trọng khác của Viện Hồ Chí Minh là các hội nghị thường niên về chủ đề Vòng cung an ninh Á-Âu, thu hút phần tham gia của các nhà phương Đông học, các nhà khoa học chính trị và chuyên gia uy tín nhất trong lĩnh vực an ninh. Vào năm 2012, khi đề án này bắt đầu được triển khai và dựa trên cơ sở phân tích tình hình, các chuyên gia dự báo những rủi ro lớn đối với an ninh Á-Âu, không ít người đã trách móc họ vì gieo rắc nỗi sợ hãi và chủ nghĩa bi quan phi lý. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy rằng những dự báo đó là đúng.
“Trong phân tích của mình, chúng tôi dựa trên quy luật chiến tranh do Tôn Tử khám phá và dựa trên các nguyên tắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", - GS-TSKH Kolotov cho biết.

Biết mình, biết người

Một trong những quy luật quan trọng nhất không chỉ của chiến tranh, mà còn là quy luật của cuộc sống do Tôn Tử đúc rút nói rằng phải «Biết mình, biết người». Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu mến và mong muốn phát triển quan hệ với nước Nga. Người sớm nhận thức thấu đáo rằng để hiểu Việt Nam cần có người biết tiếng Việt. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị gửi không chỉ các thanh niên Việt sang Nga học tập mà cả sinh viên Nga sang Việt Nam để nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa. Trong nhóm sinh viên Nga đầu tiên đến ĐHTH Hà Nội vào cuối những năm 1950 bao gồm Valery Panfilov, sinh viên ĐHTH Leningrad, sau này là người thầy của chuyên gia Vladimir Kolotov. Tiếp đó, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ngôn ngữ học kiệt xuất Nguyễn Tài Cẩn đã được mời đến Leningrad làm việc, giúp đưa việc nghiên cứu tiếng Việt ở nước Nga lên một trình độ mới.
Nguyễn Ái Quốc (thứ ba bên trái) cùng với các đại biểu dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga

"Tôi cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành Việt Nam học ở Nga, và bây giờ chúng tôi thực sự rất nhớ Bác Hồ, thấy thiếu cách tiếp cận tầm quốc gia của Người đối với vấn đề này", - chuyên gia khoa học và nhà sư phạm Vladimir Kolotov chia sẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала