Nhật Bản lo đồng Yên suy yếu, Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?

© Ảnh : Japanexperterna.seYên Nhật
Yên Nhật - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2023
Đăng ký
Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam khi là nhà tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của quốc gia Đông Nam Á này.
Chính vì tầm quan trọng đó, việc đồng Yên mất giá mạnh so với USD cũng tác động nhiều mặt tới nền kinh tế Việt Nam, cả lợi và bất lợi. Các doanh nghiệp được khuyến nghị nên có những bước đi phù hợp trong giai đoạn này.

Đồng Yên mất giá và tác động đến kinh tế Việt Nam

Từ ngày 13/1 đến nay, đồng Yên Nhật Bản đã mất khoảng 13% giá trị so với đồng USD. Tỷ giá Yên/USD hiện được giao dịch ở mức 144,834 Yên đổi 1 USD. Trước đó, tỷ giá này có lúc lên trên 145 Yên đổi 1 USD.
Hiện, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) chịu áp lực lớn trong việc đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ đồng thời vẫn phải duy trì các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế thông qua các chính sách kích cầu và mặt bằng lãi suất thấp.
Cùng với thực tế chênh lệch lãi suất, Nhật Bản hiện còn phải nhập khẩu phần lớn năng lượng và sử dụng USD làm đồng tiền thanh toán, qua đó, dẫn tới việc BOJ phải liên tục bán ra đồng Yên.
Thống kê cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 5/2023 ở mức 1,3 nghìn tỷ Yên (8,98 tỷ USD).
PGS. TS Hoàng Xuân Quế, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân đã có những chia sẻ đáng chú ý với VnEconomy về những tác động của việc đồng Yên giảm giá đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, PGS. TS Hoàng Xuân Quế cho biết, việc đồng Yên giảm mạnh so với đồng USD có 4 tác động chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nợ công thực của Việt Nam sẽ giảm; thứ hai, có tác động đáng kể làm tăng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam;
Thứ ba, thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam nhưng làm giảm hiệu quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật.
Tuy nhiên, ông Quế cho rằng, tác động về thương mại có thể không lớn do vấn đề mấu chốt tại thị trường Nhật Bản là đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng; và thứ tư, thu nhập thực tế của lao động Việt Nam tại Nhận Bản sẽ giảm.
Việt Nam - Nhật Bản ký kết 3 thỏa thuận vay vốn tổng trị giá 61 tỷ Yên - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Việt Nam vay Nhật Bản thêm gần 61 tỷ yên
Phân tích thêm về tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết điều này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhập khẩu khi họ có thể nhập hàng hóa Nhật với giá rẻ hơn so với trước, qua đó tăng lợi nhuận.
Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị sụt giảm lợi nhuận do hàng hóa bán ở Nhật Bản sẽ thu về ít tiền hơn trước đây với các mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá lớn, nghĩa là người dân sẽ rất nhạy cảm với việc tăng giá bán và hạn chế mua hàng khi giá tăng.
Với các hàng hóa thiết yếu và có thể tăng giá được ở Nhật Bản, ảnh hưởng nhìn chung không quá lớn.
"Riêng những doanh nghiệp đang vay Yên thì đây là một tin tốt, vì khi đồng tiền này giảm giá thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ít VND hơn để trả nợ. Nhóm này chủ yếu là các doanh nghiệp nhiệt điện", - theo chuyên gia.

Giảm bớt gánh nặng nợ công

Về nợ công, TS. Nguyễn Hữu Huân cho biết, Nhật Bản là một trong những chủ nợ lớn của Việt Nam và là chủ nợ song phương lớn nhất tính đến năm 2022 với tổng khoản vay khoảng 274 nghìn tỷ VND.
Do đó, việc đồng Yên mất giá đã làm giảm số nợ này so với trước đây, giúp Việt Nam giảm bớt gánh nặng nợ công.
Trước đó, ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản Sugano Yuichi ký kết 3 thỏa thuận vay cho 3 chương trình, dự án với tổng trị giá lên tới gần 61 tỷ Yên, như Sputnik đã thông tin.
Đặc biệt có Thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ Yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu Covid-19.
Khoản vay này thuộc Chương trình ODA thế hệ mới, được triển khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay, theo cơ chế giải ngân nhanh, hòa đồng trực tiếp vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng ký kết 2 thỏa thuận vay cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 2 tỉnh Bình Dương và Lâm Đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2023
Tập đoàn AEON của Nhật Bản chọn Việt Nam làm nước đầu tư lớn nhất thế giới
Các thoả thuận đó bao gồm khoản vay cho Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại Bình Dương trị giá 6,3 tỷ Yên nhằm phát triển hạ tầng giao thông thông qua việc phát triển hệ thống xe buýt nhanh kết nối tỉnh Bình Dương, TP.HCM và Đồng Naioda, tạo tiền đề phát triển hệ thống giao thông định hướng dọc tuyến Metro.
Một khoản vay khác dành cho Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) trị giá 4,7 tỷ Yên, góp phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng với các tiểu dự án trong mảng giao thông, thủy lợi và trung tâm giao dịch hoa.
Qua 3 khoản vay vừa được ký kết, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn cam kết đến nay lên tới hơn 2.567 tỷ Yên (tương đương khoảng hơn 23 tỷ USD).

Doanh nghiệp cần làm gì?

Trong bối cảnh đồng yên giảm giá mạnh, TS. Nguyễn Hữu Huân khuyến nghị các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tương lai như mua các hợp đồng quyền chọn bán Yên, hay các hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá nếu đồng Yên mất giá mạnh so với VND và các đồng tiền khác.
Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể cân nhắc ký hợp đồng giao dịch bằng USD với các đối tác Nhật Bản, nhằm phòng ngừa rủi ro đồng Yên tiếp tục mất giá so với USD và VND trong tương lai. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, cần thuyết phục được các đối tác Nhật Bản bởi giao dịch này chưa có thông lệ.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn hàng thủy sản Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, giá thành sản xuất tôm của Việt Nam hiện đã cao hơn của Thái Lan, Ấn Độ.
Nếu đồng Yên mất giá buộc quốc gia nhập khẩu sẽ tìm đến sản phẩm có giá thành thấp hơn. Đây là điều vô cùng bất lợi đối với ngành thủy sản Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp thuỷ sản phải tích cực đàm phán, chia sẻ hài hòa về giá mua nguyên liệu và giá xuất. Doanh nghiệp thuỷ sản một mặt hỗ trợ khách hàng về giá cả, chia sẻ khó khăn với khách hàng, một mặt có trách nhiệm với bà con nông dân để giữ giá tôm trong nước ổn định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала