Giai đoạn mới trong quan hệ của NATO với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương

© iStock.com / Michele UrsiCờ của NATO, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Liên minh Châu Âu và Litva trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở trung tâm Vilnius, Litva
Cờ của NATO, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Liên minh Châu Âu và Litva trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở trung tâm Vilnius, Litva - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa kết thúc ở Vilnius. Khi đưa tin về sự kiện, giới truyền thông tập trung vào vấn đề tiếp nhận Ukraina vào Liên minh. Nhưng tại hội nghị thượng đỉnh cũng có những quyết định liên quan đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Báo chí Nhật Bản gọi những sự kiện này là "kỷ nguyên hợp tác mới giữa Nhật Bản và NATO", nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Theo âm mưu Chiến tranh Lạnh

Tại hội nghị thượng đỉnh này, Ukraina không được chấp nhận vào khối Bắc Đại Tây Dương, nhưng các nhà lãnh đạo của các nước NATO hứa sẽ cung cấp hỗ trợ cho Kiev, bao gồm cả vũ khí. Lãnh đạo của các nước G7 tham gia hội nghị thượng đỉnh đã thông qua một Tuyên bố riêng ủng hộ Ukraina. Tại hội nghị thượng đỉnh, họ đã quyết định rằng hiện nay chi tiêu quốc phòng của mỗi quốc gia thành viên không được thấp hơn 2% từ ngân sách nhà nước. Đã vang lên những luận điệu đối đầu liên quan đến Nga và Trung Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh, Bắc Kinh đã bị cáo buộc xây dựng tiềm năng hạt nhân của mình.
Trong tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Nga đánh giá về sự kiện ở Vilnius như sau: “Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius cho thấy tổ chức này cuối cùng đã quay trở lại với các âm mưu Chiến tranh Lạnh, chỉ khác là hiện nay dựa trên hệ tư tưởng chia cắt thế giới thành “dân chủ và chuyên quyền”.
Trụ sở NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
NATO cố gắng chống lại Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì lợi ích của Hoa Kỳ
Trong cùng một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga đã tập trung chú ý đến hoạt động ngày càng tăng của liên minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương: “NATO đang vươn vòi bạch tuộc vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với lý do hư cấu rằng phát triển tình hình ở đó “có thể trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh châu Âu-Đại Tây Dương” .Trong cơn điên cuồng theo chủ nghĩa toàn cầu, ở Vilnius đã đưa ra tuyên bố rằng mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga đi ngược lại “các giá trị và lợi ích của liên minh”.

Điều khoản hợp tác mới với châu Á

Các quan chức hàng đầu của Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius. Đây là lần thứ hai họ tham dự sự kiện chính ở Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Lần đầu tiên giới lãnh đạo cấp cao tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm ngoái tại Madrid. Sự hợp tác của 4 quốc gia này với liên minh đã được tiến hành không phải năm đầu tiên, nhưng hiện tại hợp tác rõ ràng được tăng cường và bước vào giai đoạn quan hệ chính thức hóa theo thỏa thuận. Tại Vilnius, cái cơ chế gọi là Chương trình Đối tác phù hợp với từng cá nhân, The Individually Tailored Partnership Program (ITPP) đã được ký kết với từng quốc gia Bộ Tứ. Trong mỗi chương trình, một số chủ đề được chỉ định (ví dụ: với Hàn Quốc có 11 chủ đề), theo đó quan hệ đối tác sẽ được thực hiện. Trong phần lớn các trường hợp, đây là những lĩnh vực như an ninh mạng, công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, chống khủng bố, v.v. Ngoài ra, bốn quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và NATO sẽ tổ chức các cuộc tham vấn và diễn tập quân sự chung để đạt được khả năng tương tác của các lực lượng vũ trang và thiết bị quân sự của đối tác.

Ai được lợi từ quan hệ đối tác mới?

Có thể nêu câu hỏi chất vấn tại sao các nhà lãnh đạo của 4 quốc gia này lại được mời tham dự các hội nghị thượng đỉnh của NATO? Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì chính phủ của các quốc gia này ủng hộ đường lối hiện tại của NATO đối với Nga sau khi bắt đầu Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Chính những quốc gia này quan tâm đến việc tăng cường quan hệ quân sự và quân sự-kỹ thuật với NATO, vì bản thân các nước này không đủ mạnh trong lĩnh vực phòng thủ.
Đối với NATO, việc có những đồng minh như vậy ở Tây Thái Bình Dương cũng rất quan trọng. Trong các kế hoạch toàn cầu hóa của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể trở thành một sự bổ sung quan trọng cho các cấu trúc an ninh quân sự như QUAD và AUKUS. Và tất cả gộp lại cùng nhau được hướng chủ yếu chống lại Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, khi trả lời hội nghị cấp cao của liên minh ở Vilnius, đã kêu gọi NATO “chấm dứt ngay việc bóp méo sự thật và vu khống Trung Quốc, bịa đặt sự giả dối, không tìm kiếm lý do bào chữa cho sự mở rộng bành trướng của chính họ mà đóng trò vai trò xây dựng trong hòa bình và ổn định toàn cầu".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm và làm việc tại Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Ngoại trưởng Nga và ông Vương Nghị bàn về chính sách của NATO ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Không chỉ ở Trung Quốc bất bình với mối quan hệ quân sự mới nổi giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với NATO. Cựu Thủ tướng Australia Paul Keating gọi việc mở rộng quan hệ của khối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương là "sự ngu ngốc đỉnh cao".
Và trong chính khối NATO, không phải ai cũng tán thành hoạt động của tổ chức ở hướng Viễn Đông. Tỉ dụ như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản đối việc mở văn phòng liên lạc của NATO ở Tokyo. Macron, và không chỉ ông, tin rằng khu vực hoạt động của NATO không nên vượt ra ngoài biên giới của Châu Âu- Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, các quan hệ quốc tế hiện đại đang phát triển chủ yếu theo logic của Chiến tranh Lạnh, và do đó khó có thể ngăn chặn những động thái của NATO tiến về hướng Viễn Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала