Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam: Lộ yêu cầu của của tư bản Mỹ

© Depositphotos.com / Jethuynh PhotographyThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Đăng ký
Trung Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi mà xu hướng này mang lại, có không ít thách thức mà các Việt Nam phải đối mặt.
Theo chuyên gia, đến lúc này, Việt Nam không cần phải thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mà cần kiểm soát công nghệ từ Trung Quốc chuyển vào Việt Nam, nói không với những dự án có công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam

Vừa qua, The Saigontimes thông tin, Tập đoàn HKC Overseas Limited (Trung Quốc) đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư từ Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) để xây dựng nhà máy tại tỉnh này.
Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 10 triệu USD, dự kiến sẽ được triển khai tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Lộc Khang, chuyên sản xuất màn hình, tivi…
Sự xuất hiện của Tập đoàn HKC Overseas Limited tại Đồng Nai đã nối dài danh sách các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường rót vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số dự án từ đất nước tỷ dân thậm chí dẫn đầu danh sách được cấp phép đầu tư ở Việt Nam.
Theo đó, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, trong nửa đầu năm 2023, cả nước có hơn 1.290 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã vượt qua các nước có nhiều đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án FDI mới được cấp phép trong nửa đầu năm nay. Hồi năm ngoái, ngôi vị này do Hàn Quốc nắm giữ, khi chiếm 20,4% số dự án FDI mới của cả nước.
Cả nước xuất siêu 12,25 tỷ USD nửa đầu năm 2023  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Việt Nam sở hữu ‘Át chủ bài’ thu hút dòng vốn FDI
Trên thực tế, doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng gia tăng rót vốn vào Việt Nam. Chưa hết, các doanh nghiệp Trung Quốc còn liên tục tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ví dụ, Tập đoàn Yadea, chuyên phát triển và sản xuất xe hai bánh chạy điện của Trung Quốc, gần đây đã quyết định đầu tư thêm dự án mới tại tỉnh Bắc Giang sau hơn 4 năm có mặt tại Việt Nam. Với tổng vốn đăng ký 100 triệu USD, dự án sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 23 ha, công suất dự kiến 2 triệu xe/năm.
Yadea còn muốn tiếp tục mở Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại tỉnh Bắc Giang; khuyến khích các doanh nghiệp vệ tinh cùng liên kết để phát triển sản phẩm.

Việt Nam là điểm đến lý tưởng, vì sao?

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc cũng không ngừng dịch chuyển đầu tư ra các nước, trong đó Việt Nam cũng được xem là một điểm đến lý tưởng.
Việc chuyển dịch dòng vốn FDI theo xu hướng “Trung Quốc +1” vẫn tiếp tục diễn ra như Sputnik đề cập trước đó. Nhiều tập đoàn nước ngoài không dồn tất cả vốn đầu tư vào Trung Quốc mà muốn phân tán và đa dạng hóa đầu tư sang nước khác, trong đó Việt Nam là sự lựa chọn nhiều trong khu vực Đông Nam Á.
Thực ra, việc chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 10 năm, từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc có nhà máy, phân xưởng đặt tại Trung Quốc… Khi xung đột thương mại Mỹ – Trung bùng lên, một số các nhà đầu tư đã thúc đẩy việc chuyển dịch hoặc đa dạng hóa phân xưởng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á (ASEAN), nhằm né tránh các chính sách thuế cùng biện pháp phòng hộ thương mại giữa 2 cường quốc.
Đại dịch Covid-19 sau đó đã dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến dòng vốn phải tiếp tục dịch chuyển để đảm bảo chuỗi cung ứng không lặp lại tình trạng đứt gãy như thời kỳ đầu đại dịch.
Với vị trí chiến lược nằm tiếp giáp với Trung Quốc, nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn và là một thị trường lớn, Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Do đó, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu ở ASEAN trong xu hướng này.
Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có tín hiệu cải thiện. Mỹ hiện đánh thuế hàng hóa từ Trung Quốc ở mức rất cao, áp đặt thuế nhập khẩu tới 25% với nhiều hàng hóa nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất sang Mỹ, cũng như tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ.
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Thu hút FDI của Việt Nam: Nhảy 95 bậc trong vòng 34 năm
Chính vì thế, 15 FTA (Hiệp định thương mại tự do) đang có hiệu lực với hàng hóa sản xuất của Việt Nam vào các thị trường với thuế suất rất thấp hoặc bằng 0 sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư.
Các yếu tố như chi phí nhân công rẻ, sự ổn định về môi trường chính trị – xã hội, vĩ mô… được các doanh nghiệp Trung Quốc nhận ra, tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, tăng cường các dự án đầu tư trực tiếp.
Có thể thấy, hoạt động sản xuất chỉ tập trung ở Trung Quốc đã không còn là giải pháp an toàn với các nhà sản xuất, kể cả với doanh nghiệp và nhà đầu tư của chính nước này. Lý do là vì vị thế là công xưởng của thế giới của Trung Quốc dù vẫn còn nhưng không mạnh như trước đây, theo tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Yếu tố chính trị: Khách hàng Mỹ muốn vậy

South China Morning Post cho biết, doanh nhân Norman Cheng, chủ sở hữu hãng sản xuất mũ bảo hiểm hàng đầu thế giới Strategic Sports nhận định, việc dịch chuyển hoạt động ra ngoài Trung Quốc đã trở thành giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp.
Ông Cheng dự định mở một nhà máy thông minh tại Việt Nam vào năm tới với vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. Đây sẽ là bản sao của nhà máy mà ông đã mở ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây.
Kế hoạch này được Strategy Sports đưa ra sau thời gian dài cân nhắc. Ông Cheng khẳng định, nguyên nhân không phải là lo ngại về năng lực sản xuất. Theo đó, Strategy Sports đang có rất nhiều thứ ở Trung Quốc – nơi nhà máy tự động hóa đầu tiên của công ty đã đi vào hoạt động cách đây hơn 2 năm và công suất được tăng thêm hàng triệu mũ bảo hiểm trong mỗi năm.
Quyết định của Strategy Sports đến từ nỗ lực mang tính chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng và mong muốn giữ chân các khách hàng phương Tây.
Theo ông Cheng, có nhiều khách hàng nước ngoài của công ty ngày càng lo lắng và thận trọng hơn về chuỗi cung ứng. Họ mong muốn phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác bên ngoài Trung Quốc.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Việt Nam ồ ạt đón “đại bàng” FDI
“Nếu chỉ xét về vấn đề năng lực sản xuất thì chúng tôi sẽ không phải xây nhà máy mới ở Việt Nam, nhưng ở góc độ địa chính trị, chúng tôi buộc phải làm vậy. Các khách hàng Mỹ đã thúc giục chúng tôi dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Vì họ cam kết sẽ đặt đơn hàng từ Việt Nam, nên chúng tôi quyết định đến quốc gia này”, - ông Cheng nói với South China Morning Post.
Tuy nhiên, kể cả khi có kế hoạch mở rộng sản xuất sang quốc gia khác, các doanh nghiệp cũng không có ý định bỏ Trung Quốc. Ngược lại, dù việc mở cửa nhà máy ở Quảng Đông bị trì hoãn gần 2 năm do Covid-19, cơ sở này vẫn đóng vai trò quan trọng. Strategy Sports chọn Quảng Đông bởi trung tâm sản xuất này đã xây dựng được các cụm công nghiệp phức tạp trong nhiều thập kỷ qua.
Tại Việt Nam, nhà máy mà ông Cheng dự định xây dựng sẽ được tự động hóa ở mức độ cao, cho phép 400 công nhân có thể sản xuất khoảng 8 triệu mũ bảo hiểm mỗi năm. Nhà máy này cũng định hướng sử dụng năng lượng xanh với tấm năng lượng mặt trời và hệ thống tái chế nước mưa.

Cảnh giác kẻo thành ‘sân sau’ của các doanh nghiệp Trung Quốc

Theo các chuyên gia, làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vừa là cơ hội nhưng cũng là mang đến không ít thách thức.
Nhìn từ góc độ thu hút đầu tư đơn thuần cũng như đối với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp tại Việt Nam, đây là một tín hiệu tốt. Khi cả nước mở cửa chào đón đầu tư FDI, doanh nghiệp làm hạ tầng sẽ thu được tiền thuê đất, có dự án là sẽ có vốn đầu tư được giải ngân, từ đó tạo nhiều việc làm, đóng góp kinh tế, các loại thuế vào ngân sách…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng không ít băn khoăn khi các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thời gian qua.
Cụ thể, nếu nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu đưa sang các thiết bị lạc hậu, công nhân, chuyên gia của họ thì đây sẽ là thách thức. Giữ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị biến thành “cứ điểm” để các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Việc này sẽ dẫn đến nguy cơ khiến hàng Việt Nam bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ Mỹ và các nước châu Âu.
Hiện tại, việc một số sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng cao trong những năm qua từng bị nước này nghi ngờ ngành gỗ Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư “núp bóng” của một số nhà đầu tư ngoại và Trung Quốc để lẫn tránh thuế, dẫn đến nhiều rủi ro thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp nội địa hoang mang vì đã mang đến nhiều rủi ro cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội gỗ các địa phương ghi nhận, có trường hợp một số nhà đầu tư rót vốn vào ngành này của Việt Nam chỉ thực hiện những công đoạn giản đơn, không đầu tư dây chuyền máy móc quy chuẩn để hoạt động lâu dài mà chủ yếu chủ yếu đưa sản phẩm từ Trung Quốc đến lắp ráp rồi xuất khẩu.
Ngoài ra, còn có hiện tượng nhà đầu tư ngoại thâu tóm doanh nghiệp gỗ trong nước để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước.
Tuy nhiên, để đưa ra những bằng chứng cụ thể về lượng doanh nghiệp đầu tư chui hoặc đầu tư núp bóng như thế nào, cần phải có sự vào cuộc của nhiều đơn vị, cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp trong ngành.
Công nhân sản xuất lốp xe của Công ty TNHH SaiLun Việt Nam tại KCN Phước Đông, Xã Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh kiểm tra kỹ thuật độ hoàn thiện sản phẩm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
FDI: Mặc dù thế giới đang bất ổn nhưng Việt Nam vẫn được tin tưởng
Xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển để tận dụng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) được ký ngày càng đang ngày càng lộ rõ.
Việc tăng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ cho các nước tham gia hiệp định và siết chặt nhập khẩu, đánh thuế cao với các sản phẩm của các nước ngoài FTA khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tính toán làm sao để được hưởng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ.
Trên thực tế, hàng hóa từ Việt Nam đã thâm nhập được nhiều thị trường lớn, tạo áp lực cạnh tranh với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu. Điều này khiến các ngành sản xuất của nước nhập khẩu yêu cầu chính phủ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.
Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dễ có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại…
Các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung những quy định pháp luật chưa chặt chẽ để vừa thu hút được vốn FDI lại vừa tránh được nhưng nguy cơ cho kinh tế và an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Đến thời điểm này, Việt Nam không cần phải thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mà cần kiểm soát công nghệ từ Trung Quốc chuyển vào Việt Nam, tuyệt đối ngăn chặn những dự án có công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cảnh giác để không phải trở thành xưởng gia công của thế giới, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc “mượn” việc sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала