Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia khẳng định không có động cơ "ăn chia"

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNBắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia khẳng định việc thu tiền của những người mãn hạn tù về nước là để có “kinh phí dự phòng” cho những việc phát sinh và mong tòa xem xét vì làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam.
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu sáng nay (19/7), nhóm cựu cán bộ đại sứ quán tại Malaysia được tự bào chữa.
Bị cáo Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia cùng các cấp dưới của mình bị Viện kiểm sát truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án chuyến bay giải cứu, theo Thanh Niên.
Trong bản luận tội, Viện KSND Hà Nội đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Thái 5-6 năm tù về tội danh trên.
Theo cáo buộc, từ tháng 5/2020 - tháng 1/2022, Đại sứ quán tại Malaysia tổ chức 8 chuyến bay "giải cứu", đưa 1.891 người chấp hành xong án phạt tù ở 19 "trại chờ" về nước.
Tuy nhiên, Đại sứ quán thu của mỗi người mãn hạn tù 20,3 triệu đồng; ai không có hộ chiếu phải nộp 25 triệu. Với những người ở đảo xa, cần mua vé máy bay về thủ đô (Kualar Lumpur) sẽ phải nộp từ 30 – 35 triệu/người.
Trong đó, riêng khoản cấp hộ chiếu, các bị cáo thu hơn 4,6 triệu đồng/cuốn, nhưng chỉ nộp về ngân sách 1,6 triệu đồng/cuốn.
Ông Trần Việt Thái và cấp dưới thu 44,6 tỉ đồng nhưng các chi phí tổ chức chuyến bay giải cứu chỉ 33 tỉ, còn lại hơn 11 tỉ đồng. Ông Thái và cấp dưới giữ lại 5 tỉ đồng tại đại sứ quán, còn chia nhau gồm ông Thái 580 triệu, cấp dưới thấp hơn. Cựu đại sứ bị đề nghị phạt từ 5 - 6 năm tù.
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ nhưng không nhận thức được mình sai
Vụ việc tại Đại sứ quán ở Malaysia được phát hiện tháng 3/2022 khi ông Quách Văn Mừng (người Việt ở Malaysia) viết đơn tố cáo thu tiền trái quy định.
Tự bào chữa, ông Thái cho biết bối cảnh dịch COVID-19 căng thẳng đầu năm 2021, đại sứ quán không có nhiều kinh phí, dự toán kinh phí bảo hộ công dân chỉ có 10.000 USD.
Bị cáo Thái cho rằng, Quách Văn Mừng là "cò mồi", thu từ 40 - 80 triệu đồng/người muốn về nước. Đại sứ quán sau đó nghiên cứu, thấy ở các trại tù nữ có hiện tượng ép buộc chị em dùng ma túy, bóc lột tình dục.
"Tôi lúc đó mới sang làm đại sứ, yêu cầu nếu có chuyến bay, đưa chị em đó dồn vào, cho về sớm nhất có thể", bị cáo trình bày.
Bị cáo tiếp lời: "Tại các trại giam nam, mấy môi giới cấu kết người bản địa thu phí cao, không chấp nhận được nên tôi nói với anh Linh (bị cáo Nguyễn Hoàng Linh) đưa họ về. Quách Văn Mừng bị chặn, bị đạp đổ nồi cơm nên viết đơn tố cáo tôi".
Cũng trong phần bào chữa, ông Thái cho biết, khi dịch bùng phát, tình hình các nước rất căng thẳng, ở Nhật Bản có biểu tình trước cửa đại sứ quán, còn ở Malaysia có bốn công dân vào đòi tự tử vì "họ nghĩ đại sứ quán là đất Việt, không về được thì chết ở đất mình".
Về các rủi ro, theo cựu Đại sứ là các trại tù ở xa, người mãn hạn tù phải được "nuôi một tháng" vì mỗi tháng chỉ có một chuyến bay. Do vậy, Đại sứ quán tại Malaysia thu của họ từ 2 - 3 triệu thôi, thấp hơn so với cò mồi khi đó thu từ 40 - 80 triệu đồng.
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2023
"Choáng" với khối tài sản kê biên, phong toả của cựu quan chức vụ "chuyến bay giải cứu"
Ông Thái đưa ra ví dụ:
"Đại sứ quán Myanmar cũng tổ chức đưa công dân về nước nhưng không dự phòng rủi ro, nên khi không tổ chức được chuyến bay, phía Malaysia cho tám xe chở người của họ đến ở Đại sứ quán Myanmar một tuần, ảnh hưởng quan hệ hai nước. Chúng tôi không muốn như vậy".
Sau đó, phía Malaysia đã gọi Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia lên đề nghị "nhất cử lưỡng tiện, các ông cho tàu hải quân sang diễn tập rồi đón người về".
Ông Thái ngay sau đó đã xin tàu hải quân nhưng không nhận được phản hồi, xin chuyên cơ thì bị cáo Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), nói không có chỗ cách ly nên không cho về đồng loạt, phải về dần.
�Cựu Đại sứ thừa nhận đã thu tiền trái quy định để làm khoản dự phòng và sau đó không dùng đến vì "không có rủi ro hoặc chúng tôi đã chặn được rủi ro". Do vậy, ông Thái mong tòa xem xét vì làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam.
Kết thúc phần bào chữa, ông Thái nói:
"Cảm ơn các đồng nghiệp của tôi là những người dám làm, nhưng giờ lại không theo quy định mà theo quy định sẽ không làm được việc. Xin tòa xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo từng là đồng nghiệp của tôi".

Nói vali chứa 4 chai rượu vang là "trơ tráo, nghe không được"

Chiều cùng ngày, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, Cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, tự bào chữa trước tòa.
Theo Thanh Niên, tại tòa hôm nay, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội tiếp tục giữ nguyên lời khai, rằng bên trong chiếc cặp số chứa 450.000 USD, là tiền “chạy án” bà Hằng đưa cho ông để đưa cho bị cáo Hưng, theo yêu cầu của ông Hưng trước đó.
Ông Tuấn cho rằng, việc Hưng khai vali chứa 4 chai rượu vang là "trơ tráo, nghe không được".
“Tôi thấy nói rằng bên trong cặp chỉ có rượu là không ổn. Anh em mình từng được biếu cả trăm chai rượu, nhưng chưa ai bỏ rượu vào cặp số cả, cũng đã biếu rượu nhiều người nhưng không ai làm vậy”, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội nói.
Cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn còn khẳng định đã trình bày đúng diễn biến thực tế sự việc, không hề có ý định đổ tội cho bị cáo Hoàng Văn Hưng. Việc ông Hưng cho rằng bỏ lọt dấu hiệu lừa đảo, ông Tuấn nói bản thân không có động cơ, mục đích gì để chiếm đoạt tiền của bà Hằng hoặc ông Sơn.
“Hưng không nhận tội, cãi thế nào đó là việc của Hưng, nhưng không nên có những lời nói ảnh hưởng đến sau này”, ông Tuấn nói.
Đô la Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội khóc nấc: Vì "thương người" nên giúp "chạy án"
Vẫn theo lời cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, ông Tuấn cho hay, 3 ngày sau khi đưa 450.000 USD cho Hưng, Lê Hồng Sơn bị bắt. Cựu PGĐ Công an Hà Nội nhớ lại cảm giác lúc đó là "choáng".
"Mình giúp em mình nhưng là người đứng trung gian, làm em mình mất một đống tiền", ông Tuấn nói.
Sau khi ông Sơn bị bắt, ngày 21/12/2022, một cuộc gặp được diễn ra giữa ông Tuấn, Hưng và Hằng về việc trên. Theo ông Tuấn, ở buổi gặp trên, Hưng vẫn khẳng định sẽ "cứu được Sơn" nếu Sơn bản lĩnh, giữ nguyên lời khai trước đó. Còn về lý do Sơn bị bắt, Hưng giải thích là "quan điểm A01 căng quá".
“Hôm nay đứng đây, một trong những điều khiến tôi đau lòng nhất, đó là tôi từng coi Hưng như là em mình”, bị cáo Tuấn nói, và cho biết, rất đau lòng, đồng thời nhận định ông Hưng là người rất cẩn trọng, việc nhận tiền đều diễn ra kín kẽ, nếu ông không tin Hưng thì đã có nhiều cách để lưu giữ bằng chứng.
Ông Tuấn còn nói, giai đoạn đầu làm việc với cơ quan điều tra, ông định không khai báo về phi vụ “chạy án”, vì muốn giữ uy tín cho ông Hưng. Tuy nhiên, khi được thông báo ông Hưng đã bị điều chuyển sang đơn vị khác, không còn liên quan gì đến vụ án “chuyến bay giải cứu”, bị cáo rất đau khổ, mất hết lòng tin, nên trình bày hết sự thật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала