Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Cơ hội xen lẫn thách thức cho Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMột nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% thị trường toàn cầu, quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể gây ra xáo trộn lớn về giá trên thị trường quốc tế. Đây có phải là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo trong khu vực như Việt Nam?
Từ đầu năm 2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam trong tuần qua vẫn tiếp tục tăng và được giao dịch ở mức 528 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo tiêu chuẩn loại 25% tấm cũng tăng lên mức 508 USD/tấn. Đây là khoảng giá cao nhất trong 10 năm qua của gạo Việt, thậm chí có thời điểm vượt qua giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ.
Theo nguồn tin của Sputnik cho biết, hiện Việt Nam cố gắng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh đang có nhiều thuận lợi.
Trong ảnh: Gạo tấm, nguyên liệu để nấu cơm tấm, nhỏ hơn hạt gạo bình thường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Là cường quốc lương thực, vì sao Việt Nam vẫn mua kỷ lục gạo Ấn Độ?

Có thực sự thuận lợi?

Ấn Độ cấm xuất khẩu là một cơ hội cho gạo Việt Nam có thể bán được cao giá hơn. Đồng thời tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa tăng thêm do năng suất tăng từ vụ đông xuân 2023.
Ngoài ra, đây còn là dịp để khách hàng quốc tế nhìn nhận Việt Nam là nguồn cung cấp lương thực ổn định cho nhu cầu của thế giới.
Tuy nhiên từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo chưa phải là yếu tố quyết định để Việt Nam mở rộng thị trường. Trao đổi với Sputnik, ông Lê Vũ Phát, Giám đốc Vu Phat International Co.,LTD, cho biết:

“Thị trường gạo mỗi phân khúc đều khác nhau. Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, ngay cả ba nước Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan cộng lại cũng không bằng lượng xuất khẩu của họ, nên không thể cạnh tranh được”.

Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Thủ tướng "cầm tay chỉ việc" mở rộng thị trường xuất khẩu gạo
Nhiều dự báo cho thấy, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo các loại trong năm nay.

“Xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể sẽ tăng hơn. Tăng hơn ở đây là vừa về giá, vừa về lượng nhưng điều đó là bất hợp lý so với thị trường, làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường toàn cầu”, ông Phát cho biết thêm.

Doanh nghiệp trên cũng lo ngại việc Ấn Độ cấm xuất gạo sẽ đẩy giá gạo thế giới lên quá cao, từ đó khiến các nước khác phải tìm mặt hàng khác thay thế. Như vậy sẽ gây bất lợi cho ngành xuất khẩu gạo của các nước, trong đó có Việt Nam.
Không chỉ xuất khẩu, Việt Nam hiện đang nhập các loại gạo cấp thấp của Ấn Độ để phục vụ nhu cầu sản xuất bún, bánh, làm bột. Đây cũng là một phần rất lớn so với thị trường Việt Nam.
Trúng mùa nhờ chọn giống phù hợp, Phú Yên từng bước tái cơ cấu ngành lúa gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2023
El Nino xuất hiện bất ngờ khiến các nước ồ ạt mua gạo Việt Nam

Không thể chủ quan

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, 70-80% khả năng mô hình El Nino sẽ phát triển vào giữa năm 2023 và kéo dài sang năm 2024.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam dự đoán, khoảng 10 đến 15 nghìn hecta diện tích vụ thu của Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ khô hạn, khan hiếm nước, xâm nhập mặn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung của Việt Nam trong tương lai.

“Nếu Ấn Độ hạn chế một số loại gạo nhất định, ví dụ trung bình xuất 10 triệu tấn/năm thì có thể giảm xuống 5 triệu để có thể cân bằng, chia sẻ bớt với thế giới thì tốt. Giá gạo có thể tăng 5USD-10USD/tấn có thể chấp nhận được, nhưng tăng tới 200USD-300USD/tấn thì không ai chịu được”, ông Phát cho biết.

Gạo được cung cấp cho 25 quốc gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
Giá gạo Việt Nam vẫn giữ vững phong độ
Bên cạnh đó, tình hình chính trị thế giới bất ổn là yếu tố khó lường và có thể gây dịch chuyển cơ cấu thương mại toàn cầu.

“Cần xét tới các yếu tố lâu dài. Trong ngắn hạn, có thể các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi do giá tăng. Nhưng để bền vững thực sự thì cần đến chiến lược của Chính phủ chứ không thể trông chờ vào Ấn Độ hạn chế xuất khẩu trong một hay hai vụ mùa”, bà Thu Uyên, chuyên gia xuất nhập khẩu trao đổi với Sputnik.

Chuyên gia trên cũng lưu ý, các doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng trong ký kết hợp đồng và khả năng thu mua, giao hàng trong bối cảnh nguồn cung và giá tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала