Cơ hội cho các nhà cung cấp khí LNG của Nga tại thị trường Việt Nam

© TTXVN - Bùi Văn LanhKho cảng LNG Thị Vải
Kho cảng LNG Thị Vải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Việt Nam đã chính thức bước vào cuộc đua nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), một phần trong định hướng “xanh hóa” theo Quy hoạch. Việc sử dụng khí đốt tự nhiên dần thay thế cho than đá có thể khiến nước này trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp khí, trong đó có Nga.
Gần 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lần đầu tiên được nhập về Việt Nam. Sau hơn 1 tuần cập cảng và tiếp nhận chạy thử tại Kho cảng LNG Thị Vải, dự kiến dòng khí đầu tiên sẽ được đưa đến khách hàng trong những ngày này.
Theo đơn vị nhập khẩu PV Gas, LNG sẽ là sản phẩm chính của công ty trong tương lai. Sản lượng cung cấp giai đoạn đầu có công suất 1 triệu tấn. Trong thời gian tới sẽ tăng lên 3 triệu tấn cung cấp cho khách hàng hiện hữu và các nhà máy điện.
Công ty này đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này theo định hướng của Chính phủ tại Quy hoạch điện VIII, khi Việt Nam đã có kế hoạch “khai tử” nhiệt điện than - nguồn điện sinh ra nhiều phát thải carbon.
Đây được xem là bước tiến của ngành năng lượng Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030, nguồn điện từ LNG sẽ chiếm khoảng gần 15% tổng quy mô nguồn. Trao đổi với Sputnik, chuyên gia năng lượng TS. Ngô Đức Lâm đánh giá, một quốc gia như Việt Nam khi có đủ các nguồn thủy điện, nhiệt điện, nay có thêm khí hóa lỏng là hài hòa nhất, đảm bảo cho an ninh năng lượng đáp ứng tốt nhất.
Việc đón chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên đến Việt Nam là hành động phát triển nằm trong Quy hoạch chiến lược phát triển Tổng sơ đồ VIII của Việt Nam, dần đưa tổng nguồn điện khí LNG từ mức 0 hiện nay lên 14,9% tổng nguồn điện Việt Nam vào năm 2030.
Để đáp ứng mức này, nguồn đầu vào LNG cũng phải xấp xỉ 15 triệu tấn/năm. Do lượng cung trong nước hạn chế nên việc nhập khẩu đủ nguồn LNG cho phát triển điện khí đặc biệt quan trọng.
Hãy cho tín hiệu! Ông Putin khai trương nhánh đầu tiên của Arctic LNG-2 dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Ông Putin khai trương nhánh đầu tiên của "Arctic LNG-2" dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc
Hiện 10 tỉnh đang gấp rút triển khai dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG, gồm Bạc Liêu, Long An, Quảng Ninh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bình Thuận, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 13 nhà máy điện khí LNG, đưa điện khí trở thành mũi nhọn. Trong bối cảnh hiện nay và lâu dài, nhập khẩu LNG là cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhà máy điện khí LNG.
“Khắc phục những sai lầm, hạn chế của Tổng sơ đồ VII, trong Tổng sơ đồ VIII Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và nhiệt điện khí và khí hóa lỏng thay vì nhiệt điện than. Đối với các dự án điện khí LNG, Bộ Công Thương đưa ra biện pháp rất mạnh mẽ, yêu cầu các tỉnh gấp rút lập kế hoạch chi tiết về địa điểm, tìm chủ đầu tư có năng lực ngay từ bây giờ, loại bỏ kiểu triển khai cầm chừng. Điều này cho thấy Việt Nam đang rất chủ động cung ứng điện, tránh tình trạng thiếu điện như trước đây. Tôi đánh giá đây là biện pháp nhanh nhạy và đáng hoan nghênh”, ông Lâm bày tỏ.
Theo ông Lâm, việc phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Bởi lẽ, nguồn điện nền thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển, nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế, điện hạt nhân chưa xác định.
“Vì thế, với ưu điểm hiện có của nguồn điện LNG như năng suất nền, khởi động nhanh, sẵn sàng bổ sung và cung cấp điện nhanh cho hệ thống khi các nguồn điện năng lượng tái tạo giảm phát, đồng thời ít phát thải CO2… Việc đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn điện nền như điện khí cùng tiến độ xây dựng, vận hành các nhà máy điện LNG có ý nghĩa quyết định tới an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030”, chuyên gia Ngô Đức Lâm nhấn mạnh.
Với mục tiêu này, ngành công nghiệp khí LNG tại Việt Nam có thể được coi còn nhiều triển vọng. Mục tiêu đạt 22.400MW điện khí LNG vào năm 2030 thể hiện một cam kết mạnh mẽ để phát triển ngành công nghiệp khí LNG trong tương lai, tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất và các công ty trong ngành này.
Sản xuất năng lượng tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2023
Đặt cược vào LNG, Việt Nam nên xem xét nhập khẩu thêm khí đốt của Nga
Tuy nhiên, các dự án điện LNG có nhiều thách thức về nguồn cung và giá cả biến động nhanh, xu hướng giá cả tăng. Do vậy, theo TS. Ngô Đức Lâm việc đặt ra xây dựng các nhà máy dùng khí LNG cần được xem xét kỹ càng về tính khả thi, cũng như tác động của giá LNG đến giá điện trong ngắn và trung hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала