Hơn 52.000 học sinh lớp 1 xếp loại “Chưa hoàn thành” đã phản ánh đúng chất lượng

© Chi nhánh Hà Nội Viện tiếng Nga A.S. PushkinHọc sinh lớp 3 tích cực tham gia tiết học.
Học sinh lớp 3 tích cực tham gia tiết học.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT Thái Văn Tài khẳng định, việc hơn 52.000 học sinh lớp 1 xếp loại “Chưa hoàn thành” đã phản ánh đúng chất lượng.
Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho hay, năm học vừa qua, toàn quốc có hơn 9,2 triệu học sinh tiểu học, tăng hơn 476.000 em. Kết quả học tập của học sinh lớp 1 năm học qua cho thấy có hơn 50.000 bị xếp loại “Chưa hoàn thành” trong 4 mức đánh giá gồm: Xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.
Cụ thể, môn Tiếng Việt dẫn đầu các môn với 49.702 em bị đánh giá “Chưa hoàn thành”; tiếp theo là môn Toán có 39.022 em bị xếp loại tương tự. Trong khi khối 2 đến khối 4 mỗi khối có từ 13.000 đến gần 16.000 em bị xếp loại tương tự. Duy chỉ có khối 5 số lượng xếp loại “Chưa hoàn thành” ít nhất (hơn 5.000 em).
Trao đổi về việc hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá “Chưa hoàn thành”, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết lý do là học sinh tiểu học được đánh giá ở 8 môn học bắt buộc.
Chỉ một môn chưa đạt, các em được coi như chưa hoàn thành chương trình. Trong số học sinh "chưa hoàn thành", hơn 3.600 em diện khuyết tật và hàng nghìn em ở vùng khó khăn, không học mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1.
Thi tốt nghiệp ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2023
Việt Nam có hệ thống giáo dục thuộc nhóm tốt nhất thế giới, bí mật là gì?
Một lý do nữa là trước thềm năm học vừa qua, kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 2% trẻ 5 tuổi chưa được đi học mầm non, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và có cả phần ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh. Không được học mẫu giáo, khi vào lớp 1, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, năm học 2022-2023 cũng là năm đầu tiên học sinh toàn quốc được đi học trực tiếp trọn vẹn sau dịch COVID-19 ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nói chung.
Ông Tài thông tin thêm, các trường đã có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh trong dịp hè và các em phải trải qua bài khảo sát trước khi được lên lớp. Tuy nhiên, “sẽ có trường hợp học sinh ở lại, nhưng không phải con số hơn 50.000 em”, ông Tài đánh giá.
Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Nội Đào Tân Lý cho biết, học sinh bị xếp loại “Chưa hoàn thành” không có nghĩa là ở lại lớp. Theo quy định, trong hè, các trường sẽ phải bố trí giáo viên kèm cặp, hướng dẫn kiến thức cho các em. Đến cuối tháng 8, trước thềm năm học mới, nhà trường thực hiện bài khảo sát, nếu vượt qua, học sinh được lên lớp như bình thường.
Ông Lý lý giải, số lượng học sinh lớp 1 xếp loại thấp cao nhất không quá khó lý giải bởi đây là năm đầu tiên ở bậc học mới như “tấm lưới” lọc học sinh. Nếu học sinh đạt mục tiêu cơ bản về đọc thông, viết thạo sẽ thuận lợi tiếp cận kiến thức lớp 2, 3, 4.
Trẻ em châu Á học trực tuyến - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam khuyến khích trải nghiệm ChatGPT
Theo ghi nhận của Tiền Phong, trên thực tế, hiện nay, do lo ngại chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 nặng về kiến thức, cách tổ chức dạy học gấp gáp khiến học sinh gặp khó khăn, nên nhiều phụ huynh cho con đi học thêm, luyện chữ, làm toán tiền lớp 1. Do đó, khi bắt đầu vào năm học mới sẽ có tình trạng em biết đọc viết thành thạo, em chưa.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng, chương trình, sách giáo khoa mới nặng hay nhẹ là do giáo viên. Hiện nay, giáo viên được giao quyền linh hoạt trong dạy học làm sao đảm bảo mục tiêu cần đạt cuối kỳ, cuối năm. Trong bối cảnh không còn dịch bệnh, học sinh được làm quen bảng chữ cái, các con số đơn giản ở bậc mầm non nên lên lớp 1 thuận lợi hơn.
“Phụ huynh không cần và không nên cho con học thêm, luyện chữ trước khi vào lớp 1 bởi vì trong chương trình năm học sẽ đáp ứng các nội dung đó”, vị hiệu trưởng nói.

TP.HCM cấm thu các khoản phí trước năm học mới

Ngày 25/7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã ra văn bản yêu cầu trường THPT không thu các khoản phí trước năm học mới, trường nào đã thu phải trả lại, theo VnExpress.
Trước đó, hồi đầu tháng 7, Hội đồng nhân dân TP HCM đã thông qua 26 khoản, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trong năm học 2023-2024.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở, cho biết trong lúc chờ nghị quyết có hiệu lực, các trường không được yêu cầu phụ huynh đóng bất cứ khoản nào, kể cả tạm thu, trước khi năm học 2023-2024 bắt đầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала