Vĩnh biệt người viết thư tay thuê cuối cùng của Bưu điện Sài Gòn

CC BY-SA 2.0 / Jean-Etienne Minh-Duy Poirrier / Letter writerÔng Dương Văn Ngộ tại Bưu điện thành phố HCM, tháng 8 năm 2017
Ông Dương Văn Ngộ tại Bưu điện thành phố HCM, tháng 8 năm 2017  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2023
Đăng ký
Cụ Dương Văn Ngộ, người viết thư tay thuê cuối cùng ở Bưu điện Sài Gòn (nay là Bưu điện TP.HCM), đã qua đời vào 20h ngày 1/8 tại nhà riêng, thọ 94 tuổi.
Cụ Dương Văn Ngộ được nhiều người dân Sài Gòn biết đến như một "người viết thư xuyên hai thế kỷ".
Cụ Ngộ là người đã chắp bút cho hàng nghìn lá thư tay bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp để các gia đình kết nối, liên lạc với nhau trong 30 năm làm nghề.

Cụ Dương Văn Ngộ từ trần

Theo đó, ông Dương Minh Đức (con trai cụ Ngộ) cho biết, sức khỏe cụ đã yếu đi trong mấy năm gần đây dù không có bệnh nền.
Ngày 30/7, cụ Ngộ được gia đình đưa đến bệnh viện rồi chuyển về nhà. Sau 2 ngày bỏ ăn, cụ trút hơi thở cuối cùng vào 20h ngày 1/8.
Gia đình cho biết, lễ nhập quan cụ Dương Văn Ngộ được tổ chức vào sáng 2/8 tại nhà riêng số 122/76 Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Linh cữu sau đó được đưa đi an táng tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương vào sáng 5/8.
Rất nhiều thế hệ người dân TP.HCM biết đến cụ Dương Văn Ngộ với biệt danh "người viết thư xuyên hai thế kỷ" ở Bưu điện Sài Gòn (nay là Bưu điện TP.HCM), người chắp bút cho hàng nghìn lá thư viết tay bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp để các gia đình kết nối, liên lạc với nhau trong 30 năm làm nghề.
CC BY-SA 4.0 / DangTungDuong / Ông Dương Văn Ngộ, tháng 8 năm 2017 tại Bưu điện thành phố HCM (cropped photo)Ông Dương Văn Ngộ tại Bưu điện thành phố HCM, tháng 8 năm 2017
Ông Dương Văn Ngộ tại Bưu điện thành phố HCM, tháng 8 năm 2017  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2023
Ông Dương Văn Ngộ tại Bưu điện thành phố HCM, tháng 8 năm 2017
Năm 2020, cụ Dương Văn Ngộ được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao danh hiệu "Người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam".

Người viết thư xuyên hai thế kỷ

Được biết, cụ Ngộ sinh năm 1930 trong một gia đình gốc Triều Châu ở Việt Nam. Những năm 1942, cụ là một trong số những học sinh nghèo may mắn được nhận vào học tại Lycée Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
Từ năm 16 tuổi, cụ bắt đầu làm nhân viên cho bưu điện Thị Nghè. Từ 1952, ông chính thức làm nhân viên Bưu điện Sài Gòn.
Sau khi về hưu vào năm 1990, ông xin được ở lại bưu điện để viết thư tay cho bà con không biết chữ, cũng như viết thư, dịch thư sang tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách gửi đi nước ngoài.
Người dân Sài Gòn trân quý cụ bởi sự cần mẫn và tỉ mỉ trong từng con chữ, thay họ truyền tải thông điệp qua cánh thư. Sau khi 6 người cùng nghề nghỉ việc rồi qua đời, cụ Ngộ trở thành người viết thư cuối cùng làm đến năm 90 tuổi.
Ông Đức cho biết, bố ông yêu vẫn duy trì tình yêu với nghề đến những năm tháng cuối đời. Năm 2020, cụ Ngộ chính thức phải nghỉ việc vì mắt mờ đục, tai trái điếc, tay run và chân yếu.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời chỉ vài ngày sau khi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất
Mặc dù vậy, thỉnh thoảng, cụ vẫn tự đạp xe lên bưu điện thành phố để ngắm nhìn chiếc bàn gỗ đã gắn bó với mình 30 năm. Năm ngoái, sức khỏe cụ suy sụp trầm trọng, phải ở nhà để người con gái đầu chăm sóc. Những ngày cuối đời, cụ vẫn luôn nói nhớ nghề.
Đến nay, nhân viên Bưu điện TP.HCM vẫn nhớ như in hình ảnh cụ ông lưng khom, mang cặp sách với chiếc kính lúp và cuốn từ điển, ngồi ở dãy bàn gỗ bên phải. Ông Phan Văn Trung, người làm bảo vệ 28 năm tại bưu điện, cho biết cụ Ngộ là người hiền lành, nhân hậu và viết thư rất rẻ.
"Một vài người khó khăn đến nhờ viết giúp cụ đều không lấy tiền", - ông Trung nói.
Cũng theo ông, chỗ cụ Ngộ ngồi luôn kín khách vây quanh, và bản thân cụ cũng từng xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Nghĩa trang hoa viên Bình Dương, cho biết đã đề nghị tặng cụ Dương Văn Ngộ mộ phần an nghỉ trong khuôn viên nghĩa trang, thuộc đường Nghệ sĩ, cạnh mộ của nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh. Gia đình cụ đã chấp thuận đề nghị này.
Phía đơn vị này cho biết, từng có dịp làm việc với cụ Ngộ trong vài dự án, rất quý trọng cụ vì phẩm chất đạo đức và lòng nhiệt thành với nghề.
"Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của ông với văn hóa thư tay của Sài Gòn, mong cụ ông được an nghỉ", - ông Thiền chia sẻ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала