Chuyên gia Nga lên tiếng về nguy cơ xả nước thải từ Fukushima-1

© Ảnh : CC BY 2.0 / KAWAMOTO TAKUO / FUKUSHIMA 1 NUCLEAR POWER PLANTNhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 tại Nhật Bản được xây dựng vào những năm 1960. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, đây là một trong những nhà máy vận hành lâu đời nhất, không có hệ thống an toàn chủ động và thụ động, như các nhà máy hiện đại.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 tại Nhật Bản được xây dựng vào những năm 1960. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, đây là một trong những nhà máy vận hành lâu đời nhất, không có hệ thống an toàn chủ động và thụ động, như các nhà máy hiện đại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2023
Đăng ký
Trong tương lai gần sẽ bắt đầu quá trình xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vào đại dương. Tuy nhiên, bất chấp sự chấp thuận của IAEA, quy trình này vẫn gây lo ngại cho một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Liên bang Nga.
Sputnik đã yêu cầu nhà khoa học, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Hải dương học Vật lý của Viện Hải dương học Thái Bình Dương thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Vyacheslav Lobanov, tiến sĩ Khoa học Địa lý bình luận về tình hình trên.
Vyacheslav Lobanov lưu ý rằng hầu hết tất cả các nhà máy điện hạt nhân (và các doanh nghiệp xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng) nằm trên bờ biển đều xả nước bị nhiễm phóng xạ nhân tạo.

“Trước khi xả ra đại dương, nước được sơ bộ làm sạch đến nồng độ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bức xạ được chấp nhận, hoặc nước được pha loãng. Ví dụ, trong trường hợp của tritium, khi việc tinh chế là không thể làm được. Nghĩa là nước được tinh chế hoặc pha loãng đến nồng độ khiến cho mức độ hạt nhân phóng xạ trở nên hoàn toàn an toàn.”

Bể chứa nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Chuyên gia nêu hậu quả vụ xả nước phóng xạ từ Fukushima ra đại dương

Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Vyacheslav Lobanov cho Sputnik biết rằng, theo thông tin có sẵn, nồng độ tritium trong nước tích tụ được lưu trữ trên lãnh thổ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 là 700.000 Bq/l:
“Nồng độ cho phép trong nước uống ở Nhật Bản là 60000 Bq/l, ở Nga là 7000 Bq/l. Như vậy, nước dự định xả ra đại dương phải được pha loãng với nước biển theo tỷ lệ 1 trên 11,5 hoặc 1 trên 10 lần, đây không phải là vấn đề quá lớn. Quá trình xả thải được kiểm soát bởi IAEA, một tổ chức quốc tế có thẩm quyền, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Do đó, nếu IAEA cho phép như vậy thì phải được sự đồng ý của đại diện các nước thành viên của tổ chức đáng kính này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng hiện tại những vấn đề này liên quan mật thiết đến chính trị nên các nhà khoa học khó có thể đánh giá đầy đủ thực trạng. Nhưng từ quan điểm khoa học, tất nhiên, cần phải theo dõi mức độ ô nhiễm phóng xạ của vùng biển phía đông Nhật Bản và quần đảo Kuril.”
Nhà khoa học cũng nói với Sputnik rằng từ phía Nga, công việc như vậy dự kiến ​​sẽ được thực hiện trong tương lai gần trong chuyến thám hiểm sắp tới của Viện Hải dương học Thái Bình Dương thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga trên tàu nghiên cứu Akademik Oparin. Chuyến thám hiểm sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 và sẽ tiến hành nghiên cứu ở Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk, vùng biển của Quần đảo Kuril và Kamchatka. Sau khi hoàn thành, các nhà khoa học sẽ bình luận về kết quả của chuyến đi với Sputnik.

Những nghiên cứu trước đây

Các chuyên gia chỉ rõ rằng, trước đó, các nghiên cứu tương tự đã được phía Nga thực hiện ngay sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 năm 2011:

“Vào thời điểm đó, nồng độ iốt và đồng vị phóng xạ Caesium tăng lên rõ rệt đã được phát hiện trong không khí phía trên Vladivostok và trong nước của Vịnh Peter Đại đế hai tuần sau vụ tai nạn, điều này được giải thích là do sự vận chuyển khí quyển quanh hành tinh. Một phần của các hạt nhân phóng xạ đi vào Biển Nhật Bản từ các con sông. Nhưng phần lớn đã bị dòng hải lưu giữ lại và đưa về phía đông. Các khu vực nước gần nhất của Nga là khu vực quần đảo Kuril. Sử dụng các mô hình toán học, chúng tôi đã xây dựng các sơ đồ dự đoán về sự phân bố của các vùng nước giàu hạt nhân phóng xạ và thấy rằng chúng tập trung ở các vùng xoáy của đại dương, do quá trình pha trộn của mùa đông, các vùng nước này di chuyển từ bề mặt xuống các lớp bên dưới và được mang theo bởi các dòng hải lưu. Những dòng xoáy như vậy thường xuyên di chuyển từ Nhật Bản đến quần đảo Kuril và có thể mang theo nước này”.

Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Lò phản ứng Fukushima-1 sẽ được ngâm trong nước để loại bỏ nhiên liệu hạt nhân
Do đó, vào năm 2012, phía Nga đã tổ chưc một cuộc thám hiểm đặc biệt và xác nhận những dự báo này, Vyacheslav Lobanov cho biết thêm:

“Đúng là ở các khu vực thuộc một số vùng xoáy phía đông Nhật Bản có phát hiện ra nồng độ cao của các đồng vị tritium và caesium. Ở khu vực Kuril, cũng như ở Biển Okhotsk và Biển Nhật Bản, không quan sát thấy hàm lượng hạt nhân phóng xạ tăng cao. Vào thời điểm đó, các xoáy nước nhanh chóng sụp đổ, và vùng nước được làm giàu bằng Caesium lan rộng trong vòng tuần hoàn đại dương đến bờ biển Châu Mỹ, sau đó đến phía bắc và phía đông với các dòng hải lưu Alaska và Aleutian, và một lần nữa đến bờ biển Nga. Nhưng tất nhiên, nồng độ của các hạt nhân phóng xạ đã ở mức không đáng kể và không gây nguy hiểm gì.”

Chuyên gia cũng lưu ý rằng các đồng nghiệp Nhật Bản của ông từ Đại học Kanazawa cũng tiến hành giám sát thường niên ngoài khơi Hokkaido.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала