"Bị bỏng như lột da": Những người sống sót sau vụ đánh bom Hiroshima nhớ lại ngày hôm đó

© AP PhotoNạn nhân ở Hiroshima
Nạn nhân ở Hiroshima - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Năm nay, còn lại 113.600 người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, tuổi trung bình của họ đã vượt quá 85.
Vào dịp kỷ niệm 78 năm vụ đánh bom ở Hiroshima, họ chia sẻ những ký ức về thảm kịch có thể truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Nhà tràn ngập mùi máu và mùi mủ

Keiko Ogura mới 8 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom, hiện nay bà đã 85 tuổi. Vào tháng 8 năm 1945, gia đình bà sống cách tâm chấn 2,4 km. Keiko Ogura kể về việc bà đã chứng kiến vụ nổ như thế nào.
"Khi đó có một tia sáng lóe lên, và mọi thứ tôi nhìn thấy biến thành màu trắng. Lúc đó tôi đang ở tầng dưới, phía sau kho chứa gạo bằng đá, nên tương đối an toàn. Nhưng ngay sau đó, một cơn sóng xung kích ập đến vào trong, tôi bị ném tung lên và bất tỉnh. Khi tôi tỉnh dậy thì xung quanh là bóng tối", - bà Keiko Ogura nhớ lại.
© AFP 2023Hình ảnh Hiroshima trước và sau vụ tấn công hạt nhân năm 1945
Hình ảnh Hiroshima trước và sau vụ tấn công hạt nhân năm 1945 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Hình ảnh Hiroshima trước và sau vụ tấn công hạt nhân năm 1945
Anh trai của bà đang làm việc trên cánh đồng gần nhà ga Hiroshima và chứng kiến quả bom rơi xuống như thế nào.

"Anh ấy nhìn thấy chiếc máy bay thả quả bom xuống. Đó là một quả bom nguyên tử. May mắn thay, một giây trước khi nó rơi xuống, anh tôi đã quay mặt đi. Anh ấy bị bỏng trên mặt, nhưng anh ấy đã không bị mù mắt như nhiều người nhìn vào quả bom. Anh ấy đã nhìn thấy đám cháy và cảnh những người bị thương bởi vụ nổ chạy đến nhà ga. Mặt họ sưng tấy và da bị bong tróc. Toàn bộ thành phố Hiroshima chìm trong lửa. Ngọn lửa lan qua các cây cầu trên sông và đến bờ trái. Nhiều người chạy về phía ngôi nhà chúng tôi để tìm kiếm sự cứu chuộc. Họ đến đền thờ Thần đạo với hy vọng tìm được bác sĩ ở đó, và ngôi nhà của chúng tôi ở quãng giữ đường", - bà Ogura kể.

© AP Photo / U.S. Air ForceQuang cảnh Hiroshima nhìn từ trên không, tháng 8 năm 1945
Quang cảnh Hiroshima nhìn từ trên không sau khi Mỹ thả bom nguyên tử vào thành phố, tháng 8 năm 1945 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Quang cảnh Hiroshima nhìn từ trên không, tháng 8 năm 1945

"Con phố nhanh chóng chật kín người. Mọi người đến đây mỗi ngày, và mỗi ngày họ lần lượt chết ở đây. Nhiều người đến với chúng tôi, và ngôi nhà của chúng tôi nồng nặc mùi máu và mủ. Và nếu ra khỏi nhà, có thể thấy nhiều người nằm trên phiến đá, chịu đựng đau đớn và chết", - bà Keiko Ogura nói.

Bà nhớ mình đã nhìn thành phố vào ngày hôm sau và thấy rằng "Hiroshima không còn nữa". Và rồi đây đó khói bốc lên từ các giàn hỏa táng, trên đó người ta thiêu người chết.
© Sputnik / Personal archive of Vsevolod Ovchinnikov / Chuyển đến kho ảnhBóng của cây cầu ở thành phố Hiroshima sau vụ ném bom hạt nhân
Bóng của cây cầu ở thành phố Hiroshima sau vụ ném bom hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Bóng của cây cầu ở thành phố Hiroshima sau vụ ném bom hạt nhân
Hầu hết những người thiệt mạng đều ở tâm chấn của vụ nổ, nơi có Công viên Tưởng niệm Hòa bình ngày nay.
"Dưới chân chúng ta có rất nhiều người nằm. Hàng trăm người. Tôi luôn nhớ điều này mỗi khi đi qua đây", - bà Keiko Ogura nhớ lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала