Thủ tướng Việt Nam đi trực thăng khảo sát sạt lở miền Tây

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2023
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ vừa đi trực thăng kiểm tra tình hình sạt lở một số vùng ven biển của 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, khảo sát thực tế vùng ven biển cho thấy tình hình sạt lở thực sự nghiêm trọng. Ông đề nghị 3 tỉnh nói trên ưu tiên thực hiện các công trình chống sạt lở mang tính cấp bách, đe dọa tính mạng người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát sạt lở 3 tỉnh miền Tây

Tối 11/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển.
Trước đó, Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ đã đi trực thăng kiểm tra tình hình sạt lở một số vùng ven biển của 3 tỉnh này.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, từ đầu năm đến nay, ngoài thiệt hại tài sản, đất và rừng, Việt Nam ghi nhận hàng trăm người thiệt mạng do thiên tai, lũ lụt. Khảo sát cho thấy tình hình sạt lở rất nghiêm trọng, các địa phương cần xem đó là vấn đề cấp bách, mà trước mắt là sạt lở bờ sông và biển, xâm thực, suy thoái rừng ngập mặn.
"Tôi đề nghị các địa phương phải rà soát sơ tán sớm những hộ ở nơi có nguy cơ sạt lở cao, tránh bị động, bất ngờ, dẫn tới thiệt hại tính mạng người dân", - Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
Ông cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục làm quy trình hồ sơ các dự án đang sạt lở, nguy cơ sạt lở, tính toán nguồn vốn phù hợp để các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét xử lý. Cần ưu tiên các dự án, công trình cấp bách, ảnh hưởng đến tính mạng người dân.
Về lâu dài, Thủ tướng đề nghị các tỉnh tính toán, nghiên cứu căn cơ đối với các dự án lớn, hướng đến nhiều mục tiêu như vừa ngăn sóng chống sạt lở, vừa làm đường, lấn biển tạo thêm quỹ đất, nhưng không làm ảnh hưởng môi trường.

Báo cáo của các tỉnh

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Cà Mau báo cáo, trong hơn 10 năm qua, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cùng tình trạng sụp lún, thời tiết cực đoan đã làm cho bờ sông, bờ biển địa phương này bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.
Hiện Cà Mau ghi nhận hơn 180 km bờ biển sạt lở, mất hơn 5.200 ha đất và rừng phòng hộ (tương đương diện tích một xã). Ngoài ra, tỉnh này có 425 km bờ sông bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng gần 56 km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí hơn 1.700 tỷ đồng; hơn 9 km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí hơn 390 tỷ đồng. Những công trình này đã phát huy hiệu quả, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh cho rằng, với tốc độ sạt lở nghiêm trọng như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ thì trong thời gian tới, địa phương sẽ còn mất thêm nhiều diện tích đất, rừng đã hình thành trong hàng trăm năm qua.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cà Mau kiến nghị Thủ tướng áp dụng một số cơ chế đặc thù trong thực hiện các công trình phục vụ phòng, chống thiên tai. Đồng thời, xem xét giảm chỉ tiêu đất rừng phòng hộ của tỉnh cho phù hợp thực tế; cũng như hỗ trợ tỉnh huy động vốn thực hiện phòng, chống sạt lở.
Tại tỉnh Bạc Liêu, từ năm 2015 đến nay đã xảy ra 35 vụ sạt lở, ảnh hưởng gần 200 căn nhà, thiệt hại ước tính gần 23 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh này kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ khoảng 3.400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở cấp bách.
Trong khi đó, ở Sóc Trăng, sạt lở bờ sông, bờ biển đã lấn sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đất sản xuất và đời sống người dân. Khu vực bờ sông xảy ra 80 đoạn sạt lở với tổng chiều dài gần 2.000m. Nhiều đoạn rừng phòng hộ bờ biển không còn, bị sóng đánh trực tiếp vào chân đê nguy cơ vỡ.
Do đó, Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.400 tỷ đồng để nâng cấp đê, xây dựng các công trình cấp bách phục vụ phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала