Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Hai người trong số 54 học viên Việt Nam ở Matxcơva

© Sputnik / Boris KavashkinQuang cảnh sông Moscow nhìn từ điện Kremlin.
Quang cảnh sông Moscow nhìn từ điện Kremlin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm dành riêng nói về những mốc ngày tháng, sự kiện và giai đoạn đáng ghi nhớ trong lịch sử cảm thông và hợp tác giữa Nga và Việt Nam.
Trong các bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về những nhà cách mạng Việt Nam đến Nga vào những năm 20 và 30 của thế kỷ trước để nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng trong hệ thống Quốc tế Cộng sản. Hôm nay chúng tôi sẽ cho các bạn biết thêm về thời kỳ ở Matxcơva trong cuộc đời của hai người trong số đó.

Chức vụ Đảng đầu tiên của Trần Phú ở Matxcơva

Đồng chí Trần Phú, người sau đó được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã từ Quảng Châu đến Mátxcơva theo lời giới thiệu của Nguyễn Á Quốc - Hồ Chí Minh trong thành phần nhóm thứ hai các nhà cách mạng Việt Nam để học tập tại Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (gọi tắt là KUTV). Ông đăng ký vào Trường KUTV ở Matxcơva vào ngày 12 tháng 2 năm 1927 với bí danh Likvey.
Khi Trần Phú đến Matxcơva, hai người Việt Nam đang theo học ở trường KUTV. Sau khi nhóm thứ hai đến Matxcơva, tại đây đã thành lập chi bộ những người cộng sản Việt Nam gồm sáu người. Họ nghe các bài giảng về chính trị và kinh tế, về lịch sử của phong trào cách mạng trên thế giới, học tiếng Nga và các chiến thuật của cuộc khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh du kích, và những điều cơ bản về hoạt động bí mật. Họ đã làm việc tại thư viện để tìm kiếm tài liệu học tập, và đi dạo quanh thành phố. Trong thời gian lưu trú ở Matxcơva, họ không nêu tên thật của mình khi làm quen với những người dân thủ đô, nhưng, cùng với họ các học viên Việt Nam đã tham gia những “Ngày thứ bảy lao động cộng sản” để cải thiện thủ đô, đến các triển lãm và bảo tàng, đến rạp chiếu phim và các cuộc thi thể thao ...
Khi hồi tưởng lại những năm tháng ở Matxcơva, các cựu học viên trường KUTV nói rằng, Trần Phú đặc biệt thích đến đồi Chim Sẻ. Và thật là trùng hợp: một phần tư thế kỷ sau, tòa nhà cao tầng của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov được xây dựng trên đồi Chim sẻ, và một phần tư thế kỷ sau đó, Đại học Lomonosov được trao tặng Huân chương Hữu nghị Việt Nam vì đã đào tạo hàng nghìn chuyên gia có trình độ cao cho Việt Nam.
© Ảnh : Public domain / Tran PhuĐồng chí Trần Phú, người sau đó được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương
Đồng chí Trần Phú, người sau đó được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2023
Đồng chí Trần Phú, người sau đó được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương
Nhưng, ở đây nói về tương lai, còn vào năm 1927, ở Matxcơva chỉ có sáu lưu học sinh người Việt Nam theo học tại Trường KUTV. Tuy nhiên, sáu người là đủ để thành lập một chi bộ cộng sản, - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã quyết định khi gặp gỡ với nhóm lưu học sinh Việt Nam trong chuyến thăm thứ hai tới Nga, vào mùa hè năm 1927. Hồ Chí Minh đã nói chi tiết về tình hình Việt Nam, về mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng và triển vọng thành lập đảng cộng sản trên quê hương. Và ba năm trước khi thành lập đảng, Người đã đề nghị các học viên Việt Nam của Trường KUTV thành lập chi bộ đảng, và đồng chí Trần Phú được chỉ định làm bí thư chi bộ này. Nhà cách mạng 23 tuổi đã nhận được chức vụ đảng đầu tiên của mình. Chức vụ thứ hai - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương - ông sẽ nhận ba năm sau tại Hồng Kông.
Chính tại Matxcơva, Trần Phú đã thu lượm kinh nghiệm lãnh đạo công tác đảng - cả khi học tại Trường KUTV và khi tham gia Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Trần Phú mấy lần phát biểu tại các kỳ họp của Đại hội khi bàn về vấn đề dân tộc, các nhiệm vụ trong cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa...
Vào tháng 11 năm 1929, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông KUTV, Trần Phú chia tay với những người bạn Nga và những người đồng hương tiếp tục học tập tại trường này, mà lúc đó đã có hơn hai mươi lưu học sinh Việt Nam ở đó. Con đường của Trần Phú trải dài từ Matxcơva đến Pháp, từ đó đến Việt Nam, Hồng Kông, Sài Gòn. Ông sẽ viết Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, sẽ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí Trần Phú bị địch bắt ở Sài Gòn. Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6/9/1931 chỉ một năm mười tháng sau khi đồng chí rời khỏi Mátxcơva.

Nguyễn Khánh Toàn – tác giả của cuốn sách giáo khoa đầu tiên dạy tiếng Việt dành cho người Nga

Nguyễn Khánh Toàn - trong tương lai là Chủ nhiệm của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, đã đến Nga vào năm 1928. Vào tháng 10 cùng năm, Nguyễn Khánh Toàn đã bắt đầu học tập tại trường KUTV (khi học ở KUTV ông có bí danh Robert Minin). Sau đó, từ năm 1931 đến năm 1933, ông làm nghiên cứu sinh ở Trường KUTV và Viện nghiên cứu những vấn đề dân tộc và thuộc địa. Và kể từ năm 1933, ông đã giảng dạy tại hai cơ sở giáo dục của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, trợ giảng về kinh tế chính trị, giảng bài về lịch sử của phong trào cách mạng và lịch sử của Quốc tế Cộng sản.
Nguyễn Khánh Toàn đã kết hợp thành công hoạt động dạy học với hoạt động khoa học. Vào những năm 30, ông đã viết một số tác phẩm bằng tiếng Nga về phong trào cách mạng ở Việt Nam, mặc dù các bài viết này được tạo ra trong hoàn cảnh cụ thể vào thời điểm đó, nhưng ngày nay chúng vẫn thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Ví dụ, tác phẩm “Khởi nghĩa Yên Bái”, bài tiểu luận có tên "Các nhóm và đảng tồn tại ở Đông Dương có thể tạo ra một phong trào dân tộc”, cuốn sách "Chế độ ruộng đất và phong trào nông dân ở Đông Dương". Cho đến ngày nay, cuốn Biên niên sử dài 130 trang về những sự kiện quan trọng nhất trong đời sống chính trị của Đông Dương kể từ năm 1914 được xuất bản vào năm 1936, vẫn vô cùng thú vị.
Năm 1934-1935, Nguyễn Khánh Toàn là trợ lý giám đốc và có thời gian còn kiêm luôn chức trưởng Ban Đông Dương của KUTV. Mặc dù nhiệm vụ chính của ban này là đào tạo cán bộ chính trị cho phong trào cách mạng ở các nước Đông Dương, nhưng ở đó các nhân viên cũng thực hiện nhiều công việc trong lĩnh vực phân tích dữ liệu, chủ yếu là xử lý thông tin báo chí nước ngoài.
Nguyễn Khánh Toàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Nguyễn Khánh Toàn - giáo viên đầu tiên dạy tiếng Việt cho người Nga
Ví dụ, sau đây là một đoạn trích từ kế hoạch làm việc của các nhân viên Ban Đông Dương cho năm 1936. Theo kế hoạch, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn phụ trách 17 chủ đề - nhiều hơn bất kỳ nhân viên nào khác. Đây là bài viết về các vấn đề của mặt trận thống nhất phản đế ở Đông Dương, xử lý thông tin báo chí, điểm qua một số tờ báo tiếng Pháp, lập bản đồ phong trào cách mạng ở Đông Dương. Ngoài ra - công việc giảng dạy với sinh viên và nghiên cứu sinh, giảng bài cho giáo viên, công việc dịch thuật với tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Theo kế hoạch năm 1937, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn phụ trách các công việc tài chính về ngân sách Đông Dương, dịch ra tiếng Việt các luận cương của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc - thuộc địa, dịch tác phẩm "Những vấn đề của chủ nghĩa Lênin" của Stalin. Ngoài ra, Nguyễn Khánh Toàn cũng phải chuẩn bị luận văn về đề tài “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn”.
Nói về các công việc của Nguyễn Khánh Toàn ở Mátxcơva, cần phải ghi nhận rằng, chính ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tiếng Việt và lịch sử Việt Nam ở Nga. Ông là tác giả Sách giáo khoa tiếng An Nam đầu tiên ở Nga, xuất bản tại Mátxcơva năm 1933. Còn vào năm 1929, Nguyễn Khánh Toàn đã có ý tưởng biên soạn bộ từ điển Nga-Việt và Việt-Nga đầu tiên. Ông đã bắt đầu biên soạn một cuốn từ điển như vậy, nhưng thật không may, những tài liệu mà ông đã chuẩn bị không được lưu vào Kho lưu trữ. Nguyễn Khánh Toàn đã sống ở nước Nga mười một năm. Vào năm 1939, ông là người cuối cùng trong nhóm học viên Việt Nam học tập trong hệ thống Quốc tế Cộng sản từ năm 1925 rời khỏi Matxcơva.
Tác giả của bài này - nhà báo Nga Alexey Syunnerberg – viết:
“Tôi đã may mắn có dịp gặp ông Nguyễn Khánh Toàn mấy lần vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước cả ở Hà Nội và Mátxcơva. Ông đã kể cho tôi nghe về những năm tháng ở Liên Xô, về những đồng nghiệp người Nga và các lưu học sinh Việt Nam. Ông nhớ rất rõ thành phố Matxcơva vào thập niên 1930 đã là như thế nào, và khi chúng tôi cùng nhau đi dạo dọc các con phố của thủ đô, ông đã kể cho tôi nghe những con phố này đã trông như thế nào vào thời ông còn trẻ”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала