Cựu chuyên viên có quan hệ "khủng" điều động cả Thứ trưởng đi dự sự kiện liên quan đến Việt Á

CC BY-SA 4.0 / NTCuong19 / Kit test Viet A (cropped image)Bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á Technology SA.
Bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á Technology SA. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong đại án Việt Á, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố 2 người về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" theo khoản 3, Điều 366 (khung hình phạt tù từ 5 – 10 năm).
Đó là bị can Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Nguyễn Bạch Thùy Linh, Giám đốc Công ty SNB Holdings kiêm sở hữu Công ty Giang San.
Kết quả điều tra cho thấy, Nguyễn Thị Thanh Thủy là nữ chuyên viên có quan hệ "khủng" đến mức có thể tác động lên một số lãnh đạo cấp cao tại bộ và ngành, giúp Công ty Việt Á một số việc "khó".
Lợi dụng mối quan hệ cá nhân, khoảng giữa tháng 3/2020, Thủy và Linh đã chủ động gặp Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Việt Á) để thỏa thuận, đề nghị được làm đại lý cấp 1 độc quyền xuất khẩu kit xét nghiệm COVID-19.
Đổi lại, Nguyễn Thị Thanh Thủy có trách nhiệm giúp Công ty Việt Á được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu, tự do lưu hành.
Phan Quốc Việt đồng ý mức chiết khấu này dù bình thường, anh ta chi thấp hơn, như CDC Hải Dương chỉ nhận được từ 20-25% giá trị hợp đồng. Việt khai đồng ý chi 40% cho Thủy vì người này có mối quan hệ cá nhân, có thể can thiệp, tác động giúp Công ty Việt Á thuận lợi trong việc được cấp số đăng ký lưu hành chính thức, cấp chứng chỉ CE, CFS đủ điều kiện xuất khẩu kit xét nghiệm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2023
Lý do quan trọng giúp ông Nguyễn Trường Sơn thoát án hình sự vụ Việt Á
Tháng 3/2020, Thủy và Linh biết Công ty Capitaland của Singapore muốn ủng hộ Chính phủ Việt Nam số hàng hóa chống Covid trị giá 1 triệu USD nên đã tác động doanh nghiệp này mua test của Việt Á để trao tặng.
Phía Capitaland đồng ý nhưng yêu cầu phải có Thư cảm ơn của Chính phủ hoặc đại diện Chính phủ phải có mặt trong lễ trao tặng để tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.
Phan Quốc Việt không làm được việc này nhưng Thủy và Linh làm được, theo kết luận.
Ngày 2/4/2020, Việt Á ký hợp đồng bán 40.000 test cho công ty nước ngoài giá trị hơn 23 tỉ đồng (tương đương 1 triệu USD). Ngày 7/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận, tham dự buổi lễ có lãnh đạo của cơ quan này và ông Nguyễn Thanh Long (khi đó là thứ trưởng thường trực Bộ Y tế) theo đúng yêu cầu của Capitaland, kết luận nêu.
Hai ngày sau, Phan Quốc Việt chỉ đạo cấp dưới đưa hơn 8 tỷ đồng tiền mặt chiết khấu hợp đồng cho bị can Linh. Nguyễn Thị Thanh Thủy được chia 2 tỷ đồng trong số này. Tháng 9/2022, sau khi vụ án được khởi tố, Thủy trả lại số tiền này cho Linh.
Khai với cảnh sát, Thủy cho hay đã gọi điện mời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long và nhắn tin mời một Phó chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc tới dự buổi trao tặng test Việt Á của Công ty Capitaland.
Chu Ngọc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2023
Ông Chu Ngọc Anh đứng sau màn phù phép đưa Việt Á thành ‘ngôi sao’ thời Covid-19?
Để đảm bảo ông Nguyễn Thanh Long có mặt, Thủy còn gọi điện cho thư ký và vợ của ông, nhờ "nhắc lịch tham dự đúng ngày".
Khai tại cơ quan điều tra, ông Long cho biết do bà Thủy "có mối quan hệ rộng với người có chức vụ, quyền hạn" nên khi nữ cựu chuyên viên điện thoại nhờ có mặt tại buổi lễ trao tặng kit xét nghiệm ông mới nhận lời.
Ông Long còn nhắn tin cho Thủy số điện thoại của một phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để liên hệ, bố trí việc tham dự.
Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Bạch Thùy Linh phạm tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" trong vụ Việt Á. Bà Thủy hưởng lợi 2 tỉ, bà Linh nhận 6 tỉ từ phần trăm hợp đồng do Việt Á chi sau khi bán 40.000 test cho công ty nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала