Vì sao Việt Nam cần xây dựng đạo luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước?

© Depositphotos.com / AndreyPopov Luật sư với cặp tài liệu trong phòng xử án
Luật sư với cặp tài liệu trong phòng xử án - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh, các luật, pháp lệnh được xây dựng, thông qua không có quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, vì vậy cần xây dựng đạo luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn.
Ngày 6/9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.
Trong tham luận phục vụ sự kiện này, Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội cho biết, theo kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có tổng số 15 nhiệm vụ lập pháp về Quốc phòng, an ninh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thường trực Ủy ban Quốc phòng, an ninh của phụ trách theo dõi, đôn đốc với tiến độ được xác định cụ thể.
Theo đó, trong 7 nhiệm vụ phải hoàn thành trước 31/12/2022, có 2 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, rà soát, 5 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, xây dựng mới. Chính phủ đã hoàn thành 6 nhiệm vụ, còn 1 nhiệm vụ tiếp tục thực hiện.
Cụ thể là nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Khai mạc Phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25
Tuy nhiên, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước chưa được toàn diện, nhiều quy định chưa cụ thể. Chính phủ đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát thận trọng, kỹ lưỡng để có kiến nghị cụ thể trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI.
Cụ thể, Điều 88 Hiến pháp quy định 6 nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, trong đó nhiệm vụ thứ 5 là: Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Từ đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh cho rằng các luật, pháp lệnh được xây dựng, thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV không có quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Về nhiệm vụ này, mặc dù Chính phủ đã hoàn thành việc rà soát, nhưng lại chưa có báo cáo cụ thể.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Vienna, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Áo - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2023
Tân Chủ tịch nước Việt Nam qua “bài sát hạch” thành công
Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ có báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát về nhiệm vụ này; đồng thời, nghiên cứu về việc xây dựng một đạo luật chuyên ngành để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh cũng đề nghị Chính phủ cố gắng thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV hoặc trong những năm tiếp theo của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI như Kế hoạch số 81 đã xác định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала