Tiểu hành tinh nguy hiểm "mất tích" 34 năm đang tiến đến gần Trái Đất

© Ảnh : Facebook / RoscosmosẢnh Trái đất do tàu vũ trụ "Electro-L" chụp
Ảnh Trái đất do tàu vũ trụ Electro-L chụp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm 349507 (2008 QY),đường kính lên tới 1,2 km, đang tiến lại gần Trái đất sau 34 năm "mất tích".
Theo tin từ NASA trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất, vào ngày 3 tháng 10, tiểu hành tinh này sẽ bay cách Trái đất khoảng 6 triệu km. Tiểu hành tinh 349507 (2008 QY) sẽ tiếp cận Trái đất gần tối đa vào ngày 3 tháng 10 lúc 20:39 UTC (03:39 ngày 4 theo giờ Hà Nội).
Khoảng cách tối thiểu giữa thiên thể và Trái đất sẽ là 0,042 đơn vị thiên văn hoặc gần 6,3 triệu km. Các vật thể thiên văn bay qua quỹ đạo Trái đất ở khoảng cách dưới 7,5 triệu km được coi là có khả năng gây nguy hiểm. Như các nhà khoa học ước tính, đường kính của tiểu hành tinh có thể đạt từ 520 đến 1200 mét. Vận tốc của nó là 20,96 km/s.
Tàu vũ trụ Crew Dragon cùng phi hành gia Nga trở về Trái đất - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2023
Multimedia
Tàu vũ trụ Crew Dragon cùng phi hành gia Nga trở về Trái đất

Lần nhắc đến đầu tiên

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên chú ý đến tiểu hành tinh 349507 (2008 QY) vào ngày 30 tháng 9 năm 1989. Vật thể "biến mất" trong 33,5 năm, và lần kế tiếp các nhà khoa học quan sát thấy là vào ngày 13 tháng 2 năm 2023. Tiểu hành tinh này thuộc về Earth-crossers - tiểu hành tinh băng qua quỹ đạo Trái Đất.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một vật thể như vậy nhất thiết sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta. Đơn vị thiên văn là đơn vị đo khoảng cách trong không gian, bằng khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала