Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cấp quan hệ. Những ai sẽ thua?

© Ảnh : @POTUSTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2023
Đăng ký
Đúng như dự đoán, vào tuần này gần như tất cả các bài báo về chủ đề Việt Nam trên báo chí thế giới đều dành cho kết quả chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Ngoài hàng loạt bài viết về chủ đề này trên các phương tiện truyền thông nước ngoài có cả tin buồn về vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ở Hà Nội khiến nhiều người tử vong. Nhưng, nội dung chính là mối quan hệ Việt-Mỹ được các ấn phẩm khác nhau xem xét từ những góc độ khác nhau. Trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài", chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề này.

Nhìn về quá khứ là để không lặp lại sai lầm cũ

Có một số nội dung chính được ghi nhận trong phần lớn các ấn phẩm. Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là mức độ cao nhất trong quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Trước đây Việt Nam chỉ có 4 đối tác như vậy: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Nhiều phương tiện truyền thông lưu ý rằng, bước tiến quan trọng này trong quan hệ song phương có thể là phản ứng trước mối lo ngại ngày càng tăng của Việt Nam về hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhiều hãng tin dẫn lời Tổng thống Biden nói rằng chuyến thăm của ông nhằm thể hiện mối quan hệ bền chặt hơn với Hà Nội, chứ không phải mục đích liên quan tới Trung Quốc hay muốn khơi mào một cuộc "chiến tranh lạnh" với Trung Quốc. Chuyến thăm này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm xây dựng các mối quan hệ đồng minh và đối tác trên khắp châu Á vào thời điểm căng thẳng với Bắc Kinh.
Bình luận về câu nói này, tờ Responsible State Craft lưu ý: “Rõ ràng là trong khi tìm cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Việt Nam, Washington nghĩ tới Trung Quốc. Nhưng nếu Washington cho rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần Hà Nội sẽ hợp lực với Washington trong lĩnh vực an ninh để chống lại Trung Quốc thì đó sẽ là một sai lầm đáng buồn. Việt Nam có chiến lược đối với Trung Quốc, nhưng đó không phải là chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
Nỗ lực của Biden thất bại khi Việt Nam "không thể tách rời Trung Quốc"
Còn một chuyên gia Mỹ của hãng thông tấn Al-Jazeera cảnh báo Washington không nên lặp lại những sai lầm cũ.

“Giống như các cường quốc khác, Mỹ lại một lần nữa cố gắng lôi kéo Việt Nam vào chính trường siêu cường. Nhưng bây giờ Việt Nam là đủ mạnh về mặt kinh tế để không bị kéo sang bên này hay bên kia. Nước này sẽ duy trì sự cân bằng thận trọng, thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với Trung Quốc mà họ phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, đồng thời thu được những lợi ích từ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Có lẽ toàn thế giới cũng cần có nhiều “đối tác chiến lược toàn diện” giống như Hà Nội. Hay nói cách khác, đây là chủ nghĩa đa phương thực sự”.

Chủ đề chính không phải là quốc phòng và an ninh, mà là nền kinh tế

Ý tưởng chính của nhiều nhà quan sát được thể hiện trong bài phân tích trên trang Fulcrum.

“Sự cải thiện mang tính lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chủ yếu liên quan đến kinh tế chứ không phải quốc phòng và an ninh. Hà Nội tiếp tục bác bỏ bất kỳ quan điểm nào có thể đưa nước này vào tình thế xung đột với Bắc Kinh. Việt Nam muốn tránh một kịch bản như vậy khi chấp nhận Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện mới. Xét theo mọi việc, Washington cho rằng, một khi hiện đại hóa, Việt Nam sẽ trở thành một đối tác quan trọng trong chiến lược “giảm rủi ro” nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng công nghệ cao của mình khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nói tóm lại, Washington coi Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như một con dao hai lưỡi: quy chế này tăng cường quan hệ và làm sâu sắc thêm liên hệ kinh tế với Việt Nam như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm chống lại Trung Quốc; còn Việt Nam thiên về tăng cường quan hệ hơn là chống lại Trung Quốc. Thông báo gần đây về mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) Việt-Mỹ có thể không báo hiệu một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, xét về quỹ đạo phát triển kinh tế dài hạn, CSP Việt-Mỹ đánh dấu nỗ lực của Việt Nam nhằm hội nhập sâu hơn vào hệ sinh thái kinh tế do Hoa Kỳ dẫn đầu”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Với trí tuệ của Hà Nội, Việt Nam không dễ bị Mỹ lừa

Còn Euromoney lưu ý: “Nếu Việt Nam trở thành một Hàn Quốc hoặc Đài Loan khác - nhà cung cấp chip chất lượng cao cho Hoa Kỳ, điều này chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của chuỗi cung ứng Mỹ. Nhưng điều này nói thì dễ hơn làm: điều này đòi hỏi không chỉ thiết bị cho các nhà máy mà còn sự gia tăng đáng kể về kỹ năng của lực lượng lao động. Phải mất hàng chục năm để đạt được mục tiêu này”.

Tờ Financial Times viết về kết quả kinh tế trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden. Trong số các thỏa thuận được ký kết có thỏa thuận ghi nhớ trị giá 10 tỷ USD để Vietnam Airlines mua 50 tàu bay Boeing 737 Max, các dự án trí tuệ nhân tạo trong nước với sự tham gia của Nvidia và Microsoft, cũng như việc xây dựng các trung tâm thiết kế bán dẫn của các tập đoàn Synopsys và Marvell có trụ sở tại California của Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và Vietnam Briefing cho biết về các dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục, tài chính, chống biến đổi khí hậu, năng lượng, khai thác kim loại đất hiếm và chăm sóc sức khỏe.

Không phải tất cả mọi người đều hài lòng

Reuters viết về những ai có thể bị ảnh hưởng từ việc mở rộng quan hệ đối tác Việt-Mỹ. Bắc Kinh có thể mất những hợp đồng kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, bởi vì Washington hứa sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp này ở Việt Nam với mục tiêu rõ ràng là giảm mức độ rủi ro liên quan đến Trung Quốc. Việt Nam có thể giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Nga, mặc dù theo một số nguồn tin, Hà Nội đang đàm phán với Matxcơva để ký kết một hợp đồng vũ khí lớn mới. Airbus sẽ bị ảnh hưởng vì thỏa thuận với Boeing. Các khoản đầu tư mới vào sản xuất chất bán dẫn ở Việt Nam cũng như quan hệ đối tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể tác động đến Malaysia và Ấn Độ, mà trong số các các nước mới nổi ở châu Á, đây là hai đối thủ chính của Việt Nam trong hai lĩnh vực này.
Tất cả các bài viết đều dự báo Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng và thành công, và việc quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên một tầm cao mới sẽ thúc đẩy quá trình này. Theo các chuyên gia, trong khi phần còn lại của châu Á đang gặp khó khăn, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала