Liên minh châu Âu rơi vào thế phải phụ thuộc vào LNG của Mỹ trong nhiều thập kỷ

© Ảnh : U.S. Navy / Mass Communication Specialist 2nd Class Bryan BlairHạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG
Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Liên minh châu Âu vẫn phải phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ trong nhiều thập niên nữa để đáp ứng nhu cầu của mình sau khi cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga, bà Ditte Juul Jorgensen (Ditte Juul Jørgensen), Tổng giám đốc năng lượng tại Ủy ban châu Âu nói với báo Financial Times.
Trong cuộc phỏng vấn bà Jorgensen đảm bảo rằng Liên minh châu Âu có tất cả các công cụ để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraina. Theo bài báo, các biện pháp EU dự kiến thực hiện bao gồm cả việc mở rộng lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đồng thời, Tổng giám đốc thừa nhận rằng sẽ phải mất thêm nhiều thập niên nữa mới thay thế được khí đốt, trong thời gian đó sẽ phải mua mặt hàng này chủ yếu từ Mỹ.
“Trong vài thập niên tới, chúng tôi (EU) vẫn cần một số lượng nhất định nhiên liệu hóa thạch… Và trong bối cảnh này sẽ cần đến nguồn cung nhiên liệu từ Mỹ”, - chính trị gia nói với tờ báo trong một cuộc phỏng vấn ở New York.
Nhà máy Yamal LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2023
EU dự định nhập khẩu lượng khí tự nhiên hóa lỏng kỷ lục từ Nga trong năm nay
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, phương Tây gia tăng áp lực trừng phạt đối với Nga; sự gián đoạn chuỗi cung ứng khiến giá nhiên liệu và thực phẩm ở châu Âu và Hoa Kỳ tăng cao. Liên bang Nga nhiều lần tuyên bố rằng nước này sẽ đối phó được với sức ép trừng phạt mà phương Tây bắt đầu áp dụng đối với Nga từ vài năm trước và nay vẫn tiếp tục gia tăng. Moskva lưu ý rằng phương Tây không can đảm thừa nhận thất bại trong các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Bản thân các nước phương Tây cũng đã nhiều lần lên tiếng cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga không hiệu quả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, các biện pháp trừng phạt đã giáng đòn nặng vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, mục tiêu chính của phương Tây là làm cuộc sống của hàng triệu người trở nên tồi tệ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала