Ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam vẫn lộ điểm yếu

© TTXVN - Bùi Văn LanhViệt Nam xuất siêu gần 22 tỷ USD trong 9 tháng
Việt Nam xuất siêu gần 22 tỷ USD trong 9 tháng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Đăng ký
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, được các nước Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc chi hàng tỷ USD để nhập khẩu.
Sau 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đã mang về hơn 33,8 tỷ USD, xếp thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu tỷ đô này vẫn còn nhiều điểm hạn chế và đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về gần 34 tỷ USD sau 8 tháng

Tổng cục Hải quan ghi nhận, trong tháng 8/2023, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đã thu về hơn 5,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng 7/2023.
Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã mang về hơn 33,8 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 14,8% tỷ trọng và xếp thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo số liệu Tổng cục Hải quan, nhiều quốc gia khác đã mạnh tay chi hàng tỷ USD để nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng đầu năm.
Tính đến hết tháng 8, có 5 quốc gia ghi nhận trị giá xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt trên 1 tỷ USD lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE và Áo.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Doanh thu nhà máy Samsung ở Việt Nam giảm, điện thoại made in Vietnam xuất khẩu ít đi
Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của điện thoại và linh kiện của Việt Nam, với thị phần 26%.
Trong tháng 8, Trung Quốc đã chi 1,68 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, tăng đến 111% so với tháng trước đó.
Sau 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam thu về 8,8 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ đứng ở vị trí thứ 2 với tỷ trọng 17%. Trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt kim ngạch hơn 728 triệu USD, giảm 11% so với tháng 7. Tính chung trong 8 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Mỹ đem về hơn 5,6 tỷ USD, giảm 39% so với cùng kỳ.
Xếp thứ 3 là Hàn Quốc với tỷ trọng 7,16%. Trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc đạt hơn 396 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Hàn Quốc đạt 2,4 tỷ USD, giảm 37,4% so với cùng kỳ.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2023
Việt Nam thu bộn tiền nhờ bệ đỡ xuất khẩu đem về hàng chục tỷ đô la
Thị trường xếp thứ 4 là UAE. Trong tháng 8, trị giá xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang UAE đạt hơn 179 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng 7/2023. Trong 8 tháng, xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,75% và chiếm tỷ trọng 4%.
Xếp ở vị trí thứ 5 là Áo. Trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang Áo thu về hơn 179 triệu USD, giảm 0,31% so với tháng 7 nhưng tăng 6,85% so với tháng 8 năm 2022. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuấ khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Áo mang về hơn 1,3 tỷ USD, tăng 3,75% và chiếm tỷ trọng 4%.
Tính chung, 5 thị trường xuất khẩu tỷ USD của linh kiện và điện thoại chiếm 58% tỷ trọng xuất khẩu của ngành.

Còn nhiều thách thức phía trước

Trên thực tế, nhu cầu giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn do suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất điện thoại, linh kiện tại Việt Nam, thể hiện ở việc kim ngạch xuất khẩu giảm ở nhiều thị trường then chốt.
Mặc dù thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn và đã có những bước tiến đáng kể, ngành sản xuất điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nhìn chung, Việt Nam mới chỉ tham gia gia công, thực hiện các công việc ở giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện với các sản phẩm còn đơn giản, chưa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.
Cùng với đó, ngành này vẫn phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp nước ngoài. Các hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như: Samsung, Foxconn LG, Fukang Technology, LG....nhưng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển tương xứng.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Việt Nam – từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu chip
Chưa kể, Việt Nam vẫn còn thiếu nhân lực có chuyên môn trong ngành sản xuất này.
Các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp trong công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, đồng thời, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam, làm rõ thế nào là hàng "made in Vietnam" và "make in Vietnam".
Theo Counterpoint Research, trong nửa đầu năm 2023, thị trường điện thoại toàn cầu đã trải qua giai đoạn chịu áp lực suy thoái. Dự báo, nhu cầu mặt hàng này có thể khởi sắc hơn vào những tháng cuối năm, xuất khẩu của Việt Nam nhờ đó sẽ tăng mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала