Việt Nam như “cá lớn nằm trong ao nhỏ”

© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comToàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Đăng ký
Việt Nam ở trong nhóm thị trường cận biên như “cá lớn nằm trong ao nhỏ”.
Theo các chuyên gia, với quy mô giao dịch hiện tại, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi.

“Cá lớn nằm trong ao nhỏ”

Sáng 10/10 đã diễn ra hội thảo “Nâng hạng thị trường chứng khoán và việc minh bạch thông tin của công ty niêm yết” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức.
Theo kết quả xếp hạng thị trường tháng 9/2023 của FTSE Russell, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi và vẫn nằm trong danh sách theo dõi và sẽ được xét nâng hạng trong kỳ đánh giá vào tháng 3/2024.
Trên thế giới, hiện FTSE Russell, MSCI, S&P, và Dow Jones là các tổ chức xếp hạng thị trường lớn mà các quỹ đầu tư lớn đều sử dụng chỉ số của các tổ chức này để làm tham chiếu đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán toàn cầu.
Hàng năm, FTSE Russell, MSCI, Dow Jones hay S&P đều cung cấp việc xếp hạng các thị trường tài chính toàn cầu với mục đích đánh giá sự hấp dẫn của thị trường cổ phiếu của các quốc gia cho các nhà đầu tư tham khảo.
Cũng như Sputnik đã đề cập trước đó, thị trường vốn của các quốc gia được phân theo 4 nhóm gồm nhóm Thị trường Phát triển (Developed Markets), có độ mở lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài; Nhóm Thị trường Mới nổi (Emerging Markets); Nhóm Thị trường Cận biên (Frontier Markets); Nhóm các Thị trường Không đủ điều kiện để được phân loại (về phát triển kinh tế, quy mô và tính thanh khoản, và khả năng tiếp cận thị trường).
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Chỉ ra ‘nhiệm vụ bất khả thi’ của kinh tế Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc kiêm Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của VinaCaptial Đặng Hồng Quang cho biết, 10 năm qua, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM đã tăng gấp 5,6 lần lên mức 246 tỷ USD vào cuối tháng 9/2023.
Giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt khoảng 1,1 tỷ USD, gấp 17 lần so với 10 năm trước. Số lượng công ty có vốn hóa trên 1 tỷ USD đạt 48 công ty, so với 10 năm trước chỉ có 8 công ty.
“Với quy mô tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua, việc Việt Nam ở trong nhóm thị trường cận biên được ví như một con cá lớn nằm trong ao nhỏ”, - ông Đặng Hồng Quang nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong các chỉ số thị trường cận biên, lên đến 29% trong chỉ số thị trường cận biên của MSCI và 38% trong chỉ số của FTSE Russell. Các nước xếp ngay sau Việt Nam chỉ có tỷ trọng trên dưới 10%.

Việt Nam hoàn toàn xứng đáng

Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE đạt 190 tỷ USD, tương đương với quy mô vốn hóa của thị trường Malaysia và lớn hơn nhiều thị trường châu Á (Philippines, Qatar, Kuwait…) hay châu Âu (Hy Lạp, CH Séc, Hungary…).
Về thanh khoản cũng vậy, theo ông Quang, thậm chí, nếu tính bằng giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam thì còn vượt Malaysia và tương đương với Indonesia, tức chỉ đứng sau Thái Lan ở trong khối ASEAN.
Do đó, đại diện VinaCapital tin rằng, xét về quy mô về nền kinh tế và thị trường chứng khoán, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi.
Ông Quang lưu ý, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, thu hút thêm lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ cả các quỹ đầu tư chủ động và các quỹ chỉ số (ETF).
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2023
Việt Nam cải thiện về tự do kinh tế
VinaCapital ước tính trong trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng từ 0,7% đến 1,2% trong chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và FTSE Russell. Dòng vốn nước ngoài đổ thêm vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt từ 5 - 8 tỷ USD.
Việt Nam hiện tại vì nhiều lý do vẫn được MSCI và FTSE Russell xếp vào nhóm thị trường cận biên.
“Việt Nam còn một số tiêu chí chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nâng hạng của 2 tổ chức MSCI và FTSE Russell, trong đó có 2 tiêu chí cơ bản nhất đó là giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding)”, - chuyên gia nhắc lại.
Đối với tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, ông Quang cho rằng, giảm bớt số lượng ngành nghề ở trong danh sách này đối với những ngành nghề không nhất thiết phải hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, việc phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào những doanh nghiệp đã chạm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, đối với pre-funding, hệ thống giao dịch chứng khoán KRX đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt mục tiêu đi vào vận hành vào cuối tháng 12/2023.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023
Hệ thống này sẽ là cơ sở về mặt kỹ thuật cho việc không cần yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ 100% tiền trong tài khoản trước khi mua chứng khoán. Về lâu dài, việc triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), trong đó ngân hàng lưu ký được là thành viên thanh toán bù trừ, sẽ giải quyết được vấn đề pre-funding.
“Các công ty chứng khoán có thể phối hợp với các bên liên quan hỗ trợ ứng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện giao dịch mà không cần ký quỹ 100%”, - đại diện VinaCapital gợi ý.

Dứt khoát nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để tránh sai sót

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam có hai cấp độ nâng hạng là FTSE và MSCI.
Việt Nam không nhất thiết phải có quy định về ký quỹ, song phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Khảo sát trên thế giới cho thấy trong trường hợp không ký quỹ, tỷ lệ nhà đầu tư không thanh toán chỉ chiếm 2%, tương đương mức tổn thất khoảng 3 tỷ USD/năm trên toàn cầu.
Chuyên gia nêu sức ép cải cách mà thị trường đang phải đối mặt, đặc biệt liên quan đến các quy định liên quan đến tính công khai và minh bạch.
Với cấp độ FTSE, thị trường Việt Nam hiện đang thiếu 2 chỉ tiêu quan trọng, đó là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, từ đó dẫn đến thiếu tiêu chí sai sót, rủi ro trong thanh toán.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Kinh tế Việt Nam còn lộ tín hiệu xấu, VND có thể mất giá thêm

“Để giải quyết được điều này, Việt Nam cần dứt khoát nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để tránh lỗi sai sót. Bên cạnh đó, kiểm soát hành vi của nhà đầu tư bằng cách tăng chế tài, xử phạt”, - TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tăng thẩm quyền cho các công ty chứng khoán để thẩm định rủi ro và tự đưa ra quyết định, công ty chứng khoán được phép quyết định một nhà đầu tư cần ký quỹ hay không.
“Như vậy cũng cần cơ chế xử lý rủi ro, công ty chứng khoán được phép tịch thu tài sản, chứng khoán, thanh lý chứng khoán trong trường hợp không thể thanh toán”, - ông Lực chỉ rõ.
Về MSCI, TS Cấn Văn Lực nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu 9 tiêu chí gồm giới hạn sở hữu nước ngoài, "room" khối ngoại còn lại; quyền bình đẳng đầu tư nước ngoài; mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; luồng thông tin; thanh toán bù trừ; khả năng chuyển nhượng không qua sàn; cho vay chứng khoán; và bán khống.
Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Phương Tây có dự báo sai lầm về kinh tế Việt Nam?
Về vấn đề sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần tư vấn, rà soát các lĩnh vực cần và không cần kiểm soát.
“Chúng ta cần rà soát Quyết định 155 và một số quyết định khác. Ngoài ra, về tự do dòng chuyển vốn và giao dịch ngoại hối, đây là yếu tố vô cùng quan trọng với thị trường tài chính quốc tế”, - ông Lực nói.
Như Sputnik đề cập, Việt Nam vẫn luôn hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững đã yêu cầu: “Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài”.
Ngày 22/9 vừa qua, trong buổi toạ đàm với các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định các thị trường của Việt Nam, bao gồm thị trường chứng khoán được xây dựng đều phải hội nhập quốc tế, tiệm cận dần các chuẩn mực quốc tế và tham gia vào các hoạt động chung của quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Việt Nam đang cố gắng và nỗ lực hết mình để nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi. Việc nâng hạng thị trường chứng khoán được đánh giá sẽ tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала