Việt Nam đồng ý cho 2 công ty nghiên cứu đường sắt từ Hà Tĩnh đến Lào

© Fotolia / Harald BiebelĐường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Đăng ký
Công ty Thương mại Dầu khí Lào và Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả được chấp thuận đề xuất thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ.
Dự án đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng. Dự án nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.

Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành văn bản chấp thuận cho liên danh Công ty Thương mại Dầu khí Lào và Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư đề xuất dự án thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Trước đó, liên danh này gửi văn bản đến Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ chấp thuận liên danh là nhà đầu tư lập đề xuất dự án tuyến đường sắt Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ theo phương thức PPP.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Luật Đường sắt và quy định pháp luật khác có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Mọi chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án do nhà đầu tư chịu. Chi phí này được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Các chi phí hợp pháp lập hồ sơ đề xuất dự án được tính trong tổng mức đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật.
Đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2023
Liên danh Đèo Cả muốn tham gia nghiên cứu dự án đường sắt Việt - Lào
Nhà đầu tư cũng chịu mọi rủi ro, chi phí, không được Nhà nước thanh toán một trong các trường hợp sau: hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đề xuất không được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo phương thức PPP; báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự án không lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai theo phương thức PPP.
Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đề xuất đầu tư dự án trước ngày 10/10/2024. Nếu quá thời hạn nêu trên nhà đầu tư đề xuất không trình nộp hồ sơ bảo đảm theo quy định, sẽ được hiểu là nhà đầu tư đề xuất không còn quan tâm nghiên cứu dự án.
Ban Quản lý dự án đường sắt được giao chủ trì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án; rà soát, trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo quy định.
Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Ban Quản lý dự án đường sắt nhiệm vụ hướng dẫn nhà đầu tư tận dụng tối đa kết quả nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật trước đây đối với dự án, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

Dự án đường sắt Việt - Lào

Dự án đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng. Dự án nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình đầu tư trước năm 2030.
Tuyến đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng có chiều dài 554 km, đi qua địa phận 2 nước Lào và Việt Nam. Tuyến gồm 8 nhà ga (một ga chính, 7 ga trung gian), vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỉ đồng.
Trong đó, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ có tổng chiều dài khoảng 103 km, với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.
Chủ tịch công ty TNHH Thương mại Dầu khí Lào Chanthone Sitthixay và Chủ tịch Tập đoàn Kỹ thuật Yooshin, ông Chon Kyung-soon cùng với Giám đốc điều hành Đường sắt Quốc gia Hàn Quốc Park Jin-Hyun ký thỏa thuận hợp tác về dự án đường sắt  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2023
Động thái mới về xây dựng tuyến đường sắt Việt Nam – Lào
Đây là dự án quan trọng nằm trong tổng thể dự án đường sắt Việt Nam - Lào, là một trong những ưu tiên của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, thể hiện trong quá trình triển khai các thoả thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng, qua đó tạo điều kiện phát triển cho giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, sau khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo lợi thế rộng mở cho các doanh nghiệp Việt - Lào hợp tác phát triển trên các lĩnh vực nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала