Việt Nam: Tỷ lệ nợ công/GDP giảm dần

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bản tin nợ công số 16 của Việt Nam cho biết giai đoạn 2018-2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua.
Theo đó, tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP, TTXVN cho biết.
Tính đến hết năm 2022, nợ Chính phủ giảm còn khoảng 3,25 triệu tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 30.000 tỷ đồng so với báo cáo trước đó vào thời điểm cuối tháng 6/2022. Trong đó, nợ vay nước ngoài cuối năm 2022 gần 975.000 tỷ đồng (giảm khoảng 22.000 tỷ đồng so với cuối tháng 6/2022) và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018 - 2022, từ mức đỉnh 1,136 triệu tỷ đồng (năm 2020) xuống gần 975.000, với mức giảm tương ứng trên 160.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, vay trong nước tăng lên hơn 2,27 triệu tỷ đồng (tăng hơn 52.000 tỷ đồng), chiếm khoảng 70% dư nợ Chính phủ.
Tính riêng tổng trả nợ trong kỳ đạt 316.000 tỷ đồng, gồm 214.000 tỷ đồng để trả nợ gốc và hơn 105.000 tỷ đồng để trả lãi và phí.
Phân theo từng bên cho vay, “chủ nợ” song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản với gần 400.000 tỷ đồng (giảm khoảng 78.000 tỷ đồng so với cuối tháng 6/2022). Tiếp đó là, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 27.500 tỷ đồng; 26.700 tỷ đồng và 13.000 tỷ đồng.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2023
Nợ công Việt Nam có biến động
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đứng đầu danh sách chủ nợ với trên 354.000 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với hơn 182.000 tỷ đồng...
Giai đoạn 2021 - 2023, tổng mức vay của Chính phủ đạt 42,9% kế hoạch. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 53,3% kế hoạch. Việc rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại đảm bảo trong hạn mức. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ năm 2021, năm 2022, năm 2023 đảm bảo mục tiêu 9 - 11 năm, theo Nghị quyết 23/2021/QH15. Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau đảm bảo không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm trước.
Các khoản vay chính phủ bảo lãnh cho dự án đầu tư chưa sử dụng đến hạn mức rút vốn ròng. Tổng mức vay của ngân sách địa phương đạt 26,3% kế hoạch được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương đạt 41,1% kế hoạch Quốc hội phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021 - 2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được phê duyệt.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nhận định, giai đoạn 2021 - 2023, quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật như an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt. Đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
"Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm", ông Trương Hùng Long nói.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2023
Đã rõ về tình hình nợ công của Việt Nam
Theo các chuyên gia kinh tế, việc nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu còn có nhiều biến động và thách thức có ý nghĩa hết sức tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc gia, tạo hiệu ứng lan oả cho toàn bộ nền kinh tế, có tác động giảm chi phí vay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, thu hút thêm các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, việc quản lý nợ công của Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn như việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với vốn ODA chưa đạt yêu cầu và tiến độ đề ra. Việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án về cơ bản đạt mục tiêu đề ra nhưng có dự án triển khai còn chậm, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện.
Bên cạnh đó, áp lực tăng vay, điều kiện thị trường vốn quốc tế và trong nước không thuận dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng, phản ứng chính sách của các nước cũng gây sức ép giảm giá của đồng Việt Nam ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt đối với nợ bằng đô la Mỹ và rủi ro cho việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала