Dự kiến nghỉ Tết từ 29 tháng Chạp, chưa tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024

© iStock.com / Dzika_mrowkaTiền 500.000 VND trên tay
Tiền 500.000 VND trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Đăng ký
Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng từ 1/1/2024.
Về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự kiến trình Thủ tướng phương án nghỉ từ 29 tháng Chạp, tức là nghỉ 2 ngày trước và 3 ngày sau Tết.

Chưa tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024

Chiều 17/10, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Tống Văn Lai, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương đã thông tin về vấn đề tăng lương tối thiểu.
Theo đó, qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã 9 lần khuyến nghị điều chỉnh lương tối thiểu, 1 lần khuyến nghị giữ nguyên mức cũ. Đến nay, hầu hết các khuyến nghị đều được Chính phủ đồng tình.
Thông thường, Hội đồng Tiền lương quốc gia se họp vào cuối tháng 7, bàn phương án lương tối thiểu. Đầu tháng 8, hội đồng sẽ họp bàn lại và thương lượng phương án lương tối thiểu cho năm tới.
Ông Tống Văn Lai cho biết, trong 6 - 7 tháng đầu năm nay, thị trường lao động nói chung là tốt. Tuy nhiên, có tình trạng một số ngành nghề bị giảm đơn hàng, người lao động bị cắt giảm việc làm, bị giãn việc, thậm chí là mất việc diễn ra nhiều.
"Tại thời điểm đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia nhận thấy chưa chín để xác định, khuyến nghị trình Chính phủ phương án lương tối thiểu năm 2024. Vì vậy, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ cho phép cuối quý 4 (dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp. Cuối quý 4, hội đồng mới họp thì chắc chắn lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng ngay từ 1/1/2024", - ông Lai cho biết.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2023
Việt Nam sắp họp về tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Sau hội đồng đưa ra khuyến nghị xong, Chính phủ mới xem xét và quyết định. Kế đó, còn cần có quá trình để luật hóa.
Trước đó, trong tháng 8, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất để bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện phía người lao động, đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 - 6%.
Tuy nhiên, nhiều thành viên hội đồng đề nghị lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, vấn đề tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động là cấp thiết hơn tăng lương.
Vì lý do đó, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất quyết định lùi phiên họp tiếp theo vào cuối tháng 10 để có thêm thời gian đánh giá các yếu tố liên quan đến việc tăng lương tối thiểu.
Tại phiên họp họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra đầu tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cũng như đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 70% chi tiêu

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm căn cứ, cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động.
Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Hiện, lương tối thiểu của người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng. Mức lương tối thiểu hiện tại đã tăng 6% so với thời điểm trước ngày 1/7/2022.
Người dân Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2023
Hà Nội thông qua quy định về diện tích nhà tối thiểu để đăng ký thường trú
Khảo sát về đời sống lao động nửa đầu năm 2023 cho thấy, thu nhập trung bình của công nhân đạt 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình họ là 11,7 triệu.
Như vậy, thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 70% chi tiêu của người được khảo sát. Mức chi tiêu của người lao động cũng đã tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu là do giá cả, tiền điện nước tăng cao.

Nghỉ Tết từ 29 tháng Chạp

Cũng tại buổi họp báo, ông Mai Đức Thiện, Vụ phó Pháp chế cho biết Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết Bộ đã lấy xong ý kiến về phương án nghỉ Tết Giáp Thìn.
"16 đơn vị, bộ ngành đa số đồng tình với phương án 1, tức nghỉ từ 29 tháng Chạp", - ông Thiện thông tin. Sắp tới, cơ quan này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ 2 ngày trước và 3 ngày sau Tết.
Với phương án này, công chức sẽ đi làm trở lại vào mùng 6 tháng giêng, tức ngày 15/2/2024. Phương án nghỉ này được nhận xét là có thời gian hài hòa, thuận lợi cho người dân mua sắm, đi lại.
Từ năm 2015 đến nay, đa số thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán luôn cận Tết 1-2 ngày, ngoài dịp Tết Bính Thân 2016 nghỉ từ 28 tháng chạp. Thời gian nghỉ Tết Mậu Tuất 2019 dài 9 ngày, cũng bắt đầu từ 28 Âm lịch do liền kề hai ngày cuối tuần, nhưng thực tế là từ 30 tháng chạp nếu tính ngày nghỉ chính thức.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán hiện áp dụng cho công chức nhà nước. Dù vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vẫn khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ như trên, thông báo trước 30 ngày.
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Việt Nam: Chính thức lương tăng tối thiểu 6% từ 1/7, người lao động “bớt khó khăn”
Hiện Việt Nam có 5 kỳ nghỉ lễ, Tết với 11 ngày chính thức trong năm. Trong trường hợp ngày lễ rơi vào cuối tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, nhằm tạo điều kiện cho việc nghỉ ngơi, về quê hoặc đi du lịch.
Người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm dịp này sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% so với ngày thường. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài lịch chung được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và một ngày Quốc khánh của nước họ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала