Viettel nộp thuế "khủng"

© TTXVN - Phạm Thị Hậu Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc
 Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Đăng ký
Viettel là doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ lớn nhất với gần 102 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2020 – 2022.
Hồi tháng 8, Brand Finance tiếp tục ghi nhận Viettel là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, cũng là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á với giá gần 9 tỷ USD.

Viettel nộp thuế gần 102 nghìn tỷ đồng trong 3 năm

Ngày 20/10, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị biểu dương Người nộp thuế tiêu biểu. Hội nghị nhằm ghi nhận những nỗ lực vượt khó và có đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 – 2022.
Tại đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) được vinh danh là doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ lớn nhất với gần 102 nghìn tỷ đồng.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giai đoạn 2020 – 2022 là quãng thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 kéo dài, thị trường trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Dịch bệnh và những khó khăn mà nó mang lại đã khiến các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức từ hậu quả của đại dịch, của tình hình xung đột Nga - Ukraina, sự khủng hoảng và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực và khẳng định được năng lực, thương hiệu của mình qua việc đóng góp thuế ổn định và tăng cao hơn thời kỳ trước.
Vượt qua những yếu tố từ bên ngoài trong giai đoạn này, Viettel đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, chuyển dịch thành công từ một doanh nghiệp viễn thông thuần túy (telco) thành một nhà cung cấp dịch vụ số (techco).
Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đã hình thành 6 lĩnh vực nền tảng của xã hội số, bao gồm: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.
Lãnh đạo PVN, Vietsovpetro kiểm tra công tác đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Cá Tầm - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2023
PVN đang làm ăn ra sao ở Nga, dự án của Viettel ở nước ngoài thế nào?

Viettel vững vàng "ngôi vương" về giá trị thương hiệu

Qua thông điệp "Technology with heart - Công nghệ từ trái tim", Viettel mong muốn sử dụng công nghệ và năng lực cốt lõi để giải quyết các vấn đề của xã hội, cải thiện cuộc sống con người, thúc đẩy phát triển bền vững. Với tầm nhìn "Sáng tạo vì con người", trong năm 2022, Viettel đã chia sẻ hơn 380 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Vừa qua, Viettel đã hoàn thành chương trình học bổng 10 năm "Vì em hiếu học". Trải qua 10 năm thực hiện chương trình (2014 – 2023), tập đoàn đã trao tặng 230.000 suất học bổng với tổng giá trị 290 tỷ đồng cho các em học sinh nghèo hiếu học trên khắp cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm, Viettel là được ghi nhận là doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thông, đạt doanh thu 81.000 tỷ đồng, lợi nhuận 24.100 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 21.600 tỷ đồng.
Tháng 8/2023, Brand Finance đã công bố danh sách Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Với giá gần 9 tỷ USD, Viettel tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, cũng là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á.
Giá trị thương hiệu của Viettel chiếm gần 36% tổng giá trị 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (25,1 tỷ USD). Kể từ khi Brand Finance công bố thống kê giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, giá trị thương hiệu Viettel liên tục tăng trưởng, giữ vững "ngôi vương" trên bảng xếp hạng này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала