Bộ trưởng Bộ Văn hoá trả lời câu hỏi làm gì mà cần 350.000 tỉ đồng

© Sputnik / Taras IvanovLễ bế mạc SEA Games 31: GOOD BYE & SEE YOU AGAIN
Lễ bế mạc SEA Games 31: GOOD BYE & SEE YOU AGAIN - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ trưởng nhấn mạnh, việc đề xuất 350.000 tỷ đồng chấn hưng văn hóa là dùng cho các địa phương, bộ ngành, không phải lấy cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Phát biểu tại tổ ngày 24/10 về "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035", ông Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì xây dựng.
Theo đó, sau khi có nghị quyết từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức hai hội thảo với sự tham dự của 63 địa phương, Bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Về tổng mức đầu tư cho chương trình là 350.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đây là con số được tổng hợp từ các địa phương để trình và mang tính khái quát, còn phải lượng hóa cụ thể trong ngân sách theo từng giai đoạn để tính toán.
"Nhiều khi không hiểu, chưa có thông tin đầy đủ sẽ đặt câu hỏi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm gì mà cần 350.000 tỉ đồng, trong lúc đất nước còn khó khăn lấy đâu ra. Tôi nói rõ số tiền này không phải lấy cho bộ", ông Hùng nói.
Người phụ nữ đặt tiền vàng mã như lễ vật vào mũ của vũ nữ trẻ tuổi tại một ngôi chùa khi bắt đầu lễ hội mùa xuân kéo dài 3 ngày ở làng Chử Đồng Tử, miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Chấn hưng văn hoá Việt Nam: "Đọc báo mới biết con số 350.000 tỷ đồng"
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng nếu chỉ nghe đến số tiền của chương trình và giật mình mà chưa tìm hiểu đề án sẽ rất khó.
Theo Bộ trưởng, chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sẽ có mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể. Tương thích với mục tiêu cụ thể thì có 9 nhóm vấn đề cần phải bàn, gắn với các dự án thành phần, thực hiện trên toàn quốc từ cấp xã đến huyện, tỉnh.
Trong 9 nhóm vấn đề đó có nhiều điểm nghẽn phải khắc phục. Ví dụ nhóm vấn đề đầu tiên là phải làm sao cho được phát huy phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Để làm được điều này phải đi vào công tác giáo dục, xây dựng môi trường văn hoá.
Hay nhóm vấn đề khác được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đưa ra là tôn tạo bảo tồn phát huy các di sản, từ đó làm nơi để quảng bá văn hóa, bao gồm nguồn lực của Nhà nước và của xã hội, nguồn lực trong nước và ngoài nước.
Ông lấy ví dụ cả nước có 128 di tích đặc biệt quốc gia. Nhiều di tích ở địa phương bị xuống cấp và hỏng nhưng chưa được quan tâm bởi nguồn lực ở địa phương còn có hạn.
Các di tích này cần được chăm lo và đó là các di tích lịch sử cách mạng, vì thế rất cần để đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia.
Mục tiêu nữa mà ông Hùng đề cập đến là phải bảo tồn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như tuồng, chèo, cải lương…
Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Cũng theo Bộ trưởng, nhiều nước trên thế giới có các trung tâm văn hóa ở nước ngoài tạo sức ảnh hưởng lớn, nhưng Việt Nam mới lập được hai trung tâm tại Lào và Pháp.
Lạng Sơn: Loan các Câu lạc bộ hát then đàn tính  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
350.000 tỷ đồng chấn hưng văn hoá Việt Nam: Lấy tiền đâu ra?
Với nhu cầu mở rộng ngoại giao văn hóa hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khu trú và lựa chọn khu vực, vùng nào có nhiều kiều bào Việt Nam sinh sống đông nhất để đề xuất Chính phủ và Quốc hội cho phép được thành lập một số trung tâm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ khi được thông qua với những mục tiêu cụ thể, mong các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để bộ hoàn thiện tiếp chương trình này.
Hôm 16/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi công văn đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đánh giá dự thảo mới nêu một số căn cứ xác định nhu cầu vốn ngân sách trung ương mà chưa nêu cơ sở, phương pháp xác định tổng vốn đầu tư của chương trình là 350.000 tỷ đồng trong 11 năm (2025-2035). Tổng vốn đầu tư cũng chưa được tính toán dựa trên mục tiêu, quy mô chương trình.
Cơ quan soạn thảo ước tính đến năm 2030 sẽ cần 182.000 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương 110.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 82.500 tỷ; vốn sự nghiệp 27.500 tỷ); vốn địa phương 36.000 tỷ; nguồn khác 36.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại dành cho giai đoạn sau. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến thời điểm này chưa có cơ sở đề xuất nguồn lực cụ thể cả hai giai đoạn của chương trình mục tiêu quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала