Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Ý kiến chuyên gia: Liệu Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có can dự vào xung đột Trung Đông?

© AP Photo / Vahid SalemiQuân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC, thành phần của lực lượng vũ trang Iran)
Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC, thành phần của lực lượng vũ trang Iran) - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về xung đột Palestine-Israel hiện thời chưa ngụ ý những bước đi chính trị-quân sự cụ thể; cả hai nước đều lo ngại hậu quả của việc dự phần vào các sự kiện ở Trung Đông và đang làm mọi cách để không cho xảy ra điều này.
Đó là ý kiến do GS Andrei Baklanov từ Khoa Nghiên cứu khu vực nước ngoài của trường Kinh tế Cấp cao nêu ra với Sputnik.

Lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ

Trước đó, khi phát biểu tại một cuộc biểu tình quy mô lớn ở Istanbul bày tỏ sự ủng hộ Palestine, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng Ankara chuẩn bị công bố Israel là "tội phạm chiến tranh".
Sau đó, cơ quan báo chí của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đưa ra tuyên bố, trong đó Iran cáo buộc Israel đã vượt qua "lằn ranh đỏ".
"Hiện thời đây chỉ là những phát ngôn hùng biện khoa trương. Cả hai nước đang làm mọi cách để không dính líu đến những sự kiện này. Can dự là khá nguy hiểm. Có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với mỗi nước. Vì vậy, hiện tại họ chỉ giới hạn trong những tuyên bố", - chuyên gia Baklanov nhận xét.
GS Baklanov cho rằng Tổng thống Erdogan đưa ra tuyên bố như vậy chủ yếu là hướng tới thế giới Hồi giáo.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Ông Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng trở thành một trong những quốc gia bảo lãnh cho Palestine

Vai trò và hướng đi có thể của Iran

Theo quan điểm của ông, chính Tehran mới có thể tác động đáng kể hơn cả đến diễn biến sự kiện trên bình diện quân sự.

"Iran có tiềm năng lớn hơn nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ bị ràng buộc chặt chẽ bởi những nghĩa vụ tập thể trước Hoa Kỳ theo tuyến NATO", - GS Baklanov nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng bản thân Iran không muốn can dự vào cuộc xung đột Palestine-Israel hiện nay.
Người dân kiểm tra bệnh viện Ahli Arab ở trung tâm Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Bộ Ngoại giao Iran tố cáo những nỗ lực lôi kéo Tehran vào cuộc xung đột Israel
"Họ không quảng bá nhiều, nhưng điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải thoát khỏi cảnh cô lập, thoát khỏi lệnh trừng phạt và kết bạn với tất cả các nước, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng mọi chuyện không diễn ra theo cách đó; sự phát triển sự kiện và lập trường của ban lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiệm cản trở việc phát triển các kế hoạch có tính chất chính trị-hòa bình", - GS Baklanov giải thích.
Theo lời ông, trong điều kiện như vậy, Tehran có thể áp dụng những biện pháp bắt buộc, nhưng hiện thời vẫn chưa biết ban lãnh đạo Iran sẵn sàng đi xa đến đâu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала