Nhà ngoại giao Trung Quốc: Đương nhiên vấn đề AUKUS cần được thảo luận tại IAEA

© Ảnh : UK MOD© Crown copyright Tàu ngầm hạt nhân thứ năm của Hải quân Hoàng gia HMS Anson
Tàu ngầm hạt nhân thứ năm của Hải quân Hoàng gia HMS Anson - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân của AUKUS vẫn nên nằm trong chương trình nghị sự thuộc tiến trình liên chính phủ của IAEA, còn các quyết định phải được đưa ra dựa trên cơ sở đồng thuận. Đó là tuyên bố do bà Đổng Chí Hoa, cố vấn Cục kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nếu ra hôm thứ Hai.

Không phổ biến vũ khí hạt nhân là nghĩa vụ chung cao hơn hết

"Chúng tôi cho rằng không một quốc gia nào có quyền đặt lợi ích địa chính trị ích kỷ của mình lên trên nghĩa vụ chung về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân của AUKUS mâu thuẫn với mục tiêu và nhiệm vụ của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty – NPT), làm suy yếu chế độ đảm bảo của IAEA, tạo ra rủi ro nghiêm trọng về phổ biến hạt nhân cũng như phá hoaị hoà bình và sự ổn định", - bà Đổng tuyên bố khi phát biểu tại phiên họp của Diễn đàn Tương Sơn ở Bắc Kinh.

Bà lưu ý rằng Trung Quốc đề xuất thảo luận về vấn đề AUKUS trong khuôn khổ quy trình liên chính phủ cởi mở, toàn diện, minh bạch và bền vững.

"Vì Hoa Kỳ và Australia không muốn để vấn đề này được thảo luận trong khuôn khổ tiến trình liên chính phủ, họ cho rằng Ban thư ký IAEA có thể làm được việc này, nhưng theo nhãn quan của chúng tôi đó là cách tiếp cận sai lầm", - bà Đổng nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng người đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2023
AUKUS ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hiệu ứng domino sẽ mở ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân?

"Tiêu chuẩn kép" của phương Tây

"Tôi nghĩ họ thực sự áp dụng "tiêu chuẩn kép" liên quan đến việc chuyển giao uranium đã làm giàu ở cấp độ vũ khí. Ví dụ, các vị thử tưởng tượng xem, nếu như Trung Quốc tiến hành kiểu hợp tác tương tự với Pakistan thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng thế nào đây?" - bà lưu ý.

Theo lời bà, "đây là ví dụ điển hình về "tiêu chuẩn kép", bao gồm cả từ phía một số nước phương Tây trong lĩnh vực hạt nhân quốc tế".

"Vì vậy, chúng tôi tin chắc rằng vấn đề này cần nằm trong chương trình nghị sự thuộc tiến trình liên chính phủ của IAEA, còn các quyết định nên được đưa ra trên cơ sở đồng thuận", - nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала