Chim sẻ đã hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng: Đề nghị Bộ trưởng GTVT cân nhắc

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2023
Đăng ký
Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng GTVT nên cân nhắc việc giảm lợi nhuận của chủ đầu tư BOT bởi có thể ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp và ví von “chim sẻ đã hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng”.
Đối với vấn đề này, thực tế, có ý kiến băn khoăn trước giải pháp “giảm lợi nhuận của các chủ đầu tư và đàm phán giảm vốn của ngân hàng” mà Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đưa ra liên quan đến 8 dự án BOT thuộc Nghị quyết 62 của Quốc hội.
Báo Thanh niên dẫn lời đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, khi doanh nghiệp bỏ tiền làm dự án, kỳ vọng thu lại lợi nhuận mà lại cắt giảm lợi nhuận của họ thì có thể ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp.

Lo ảnh hưởng niềm tin của doanh nghiệp

Theo cổng thông tin Quốc hội, sáng 7/11, các đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận lại phần trả lời trước đó của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.
ĐBQH Nguyễn Quang Huân - đoàn Bình Dương đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng “rất rõ ràng và thẳng thắn” các câu hỏi của đại biểu
Cụ thể, đại biểu Nguyễn Quang Huân bày tỏ băn khoăn trước các giải pháp mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đưa ra tại phiên chất vấn chiều ngày 6/11 về 8 dự án BOT thuộc Nghị quyết 62 của Quốc hội, bao gồm giảm lợi nhuận của các chủ đầu tư và đàm phán giảm vốn của ngân hàng.
“Tôi thấy sẽ là các cuộc đàm phán không công bằng, vì bản chất ngân hàng là các doanh nghiệp kinh doanh vốn, bây giờ lại cắt vốn thì liệu còn đứng vững được hay không. Doanh nghiệp bỏ tiền đồng thu tiền hào, kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai, mà bây giờ lại cắt giảm lợi nhuận của họ, có ảnh hưởng đến niềm tin hay không? Chim sẻ đã hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng, Bộ trưởng cần rất cân nhắc”, - báo Thanh niên dẫn lời đại biểu Huân.
Theo ông, ngành giao thông nên dùng ngân sách phân bổ cho ngành để cơ cấu hỗ trợ cho các dự án phải dừng kinh doanh sớm. Nếu không thể làm một lần thì có lộ trình làm trong nhiều năm, làm công khai để nhà đầu tư yên tâm, thay vì tiếp tục giữ yên lặng, gây hoài nghi.
Bộ Trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Bộ GTVT thanh tra các gói thầu liên quan đến Công ty AIC
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết ngành GTVT đang nỗ lực đàm phán trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", đồng thời đưa ra nhiều phương án để nhà đầu tư thu hồi vốn.
"Doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận hay ngân hàng phải giảm lãi cũng là việc cần thiết, mức độ như thế nào phụ thuộc đàm phán, thuyết phục giữa bộ với các ngân hàng và nhà đầu tư", - lãnh đạo ngành Giao thông nói.
Cũng theo ông Thắng, Bộ GTVT đang đề xuất dùng ngân sách mua lại toàn bộ 5 dự án và 3 dự án còn lại hỗ trợ dưới 50%.

“Do yếu kém, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu tầm nhìn”

Về phần mình, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng, việc chuẩn bị chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư dự án giao thông hiện nay chưa tốt.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng GTVT tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá, xác định nguyên nhân căn cốt, từ đó đề xuất giải pháp xử lý đối với từng nguyên nhân.
“Bộ trưởng đã trả lời là cơ bản các dự án tốt, chỉ có 3 dự án ở đồng bằng sông Cửu Long là chưa tốt, phải điều chỉnh. Nhưng thực tế đây là số nhiều, diễn ra ở diện rộng, không phải chỉ ở nhiệm kỳ mà hiện nay bộ trưởng đang đảm nhận, mà cả nhiệm kỳ trước”, - đại biểu Lê Hoàng Anh nhận định.
Theo ông, tình trạng này xảy ra không chỉ ở các dự án giao thông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, mà còn ở cả các dự án giao thông do các địa phương làm chủ đầu tư, kể cả trong nhiều lĩnh vực khác.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực giao thông vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Sự thẳng thắn của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng
Chẳng hạn, dự án sử dụng vốn ODA để xây dựng QL19 qua Gia Lai đã hết hiệp định nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng phải điều chỉnh vì lý do, trong số 5 nguyên nhân Chính phủ trình thì có 4 nguyên nhân là do công tác chuẩn bị.
“Bộ trưởng có trả lời là thực hiện rất nghiêm túc nhưng do chuẩn bị không tốt vẫn phải điều chỉnh từ thời gian, tổng mức. Như vậy là do yếu kém, thiếu trách nhiệm hoặc là thiếu tầm nhìn, không thể dự báo, đánh giá sai hoặc chưa thực sự nghiêm túc”, - đại biểu Hoàng Anh thẳng thắn.
Theo ông, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các dự án được chuẩn bị dài, kỹ lưỡng 3 - 5 năm, thậm chí 10 - 20 năm nhưng giải ngân chỉ mất có vài năm. Trong khi đó, ở Việt Nam thì việc chuẩn bị dự án chỉ có vài tháng, 1 - 2 năm nhưng giải ngân có khi phải qua vài kỳ trung hạn.
Tương tự, đại biểu Phạm Thúy Chinh (đoàn Hà Giang) cũng cho biết không đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng GTVT về việc chỉ cần nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP là sẽ thu hút được các nhà đầu tư tư nhân.
Theo bà Chinh, điều này có thể biến dự án PPP thành hình thái khác của đầu tư công. Nữ đại biểu cho rằng, điều quan trọng nhất để thu hút PPP là nhà nước phải Làm đúng các nghĩa vụ cam kết tại dự án PPP.

Bộ GTVT đang nghiên cứu phương án

Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, sau khi ban hành luật PPP, Việt Nam chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia các dự án PPP.
Theo vị tư lệnh ngành Giao thông, cả nước chỉ có 5,2 triệu ô tô, riêng Hà Nội và TP.HCM chiếm xấp xỉ 50%, do phân bổ không đồng đều nên việc thu hút vốn vào dự án PPP khó khăn. Ngoài ra, nhiều dự án từ những năm 2016 hiện đang bị vướng mắc chưa thể tháo gỡ, ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp.
Bộ trưởng GTVT cho biết, Bộ đang từng bước nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội. Một trong những yếu tố thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các dự án PPP là tăng tỷ lệ vốn nhà nước, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 5 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia ngành GTVT - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2023
Trường hợp khá đặc biệt của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ
Thời gian sắp tới, Bộ GTVT sẽ chuẩn bị hoàn thiện các điều kiện để cùng các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn doanh nghiệp bằng cách triển khai nhượng quyền thu phí, đấu giá quyền thu phí.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm, theo tính toán, có 14 dự án BOT bị chia sẻ lưu lượng do có tuyến song hành. Về điều này, Bộ GTVT đang nghiên cứu các phương án xử lý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала