Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Hồ Chí Minh ở Matxcơva: các cuộc gặp với Stalin

© AFP 2023 / VIET NAM NEWS AGENCYChủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.

Ông Stalin: "Đồng chí Hồ Chí Minh làm tốt công việc của mình"

Vào cuối năm 1949 - đầu năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có nhu cầu cấp thiết về sự ủng hộ ngoại giao và hỗ trợ quân sự và kinh tế của Liên Xô. Vào thời điểm đó, giới lãnh đạo Liên Xô đã hiểu rõ đường lối chính trị và ưu tiên tư tưởng của Hồ Chí Minh và nhóm các đồng chí của ông. Nội dung thư từ trao đổi giữa Stalin và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rằng, vào giữa năm 1949, Matxcơva đã nhận thức rõ sự cần thiết phải công khai ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Vào ngày 10 tháng 12, cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã thông qua quyết định cơ bản về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nếu lãnh đạo nước cộng hòa non trẻ yêu cầu.

Ngày 6/1/1950, Stalin viết cho Mao Trạch Đông: "Tôi có dịp xem tài liệu về Việt Nam và Hồ Chí Minh. Tôi tin chắc rằng, đồng chí Hồ Chí Minh làm tốt công việc của mình và xứng đáng nhận được mọi sự ủng hộ".

Sau đó, theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh nhận được lời mời từ Điện Kremlin sang thăm Liên Xô.
Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới chính phủ các nước trên thế giới, ông tuyên bố: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới".
Ngày 18 tháng 12, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước đầu tiên tuyên bố công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Yekaterinburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2023
Những trang sử vàng
Nga và Việt Nam: Hành trình ba trăm năm đến với nhau

Ngày 30/1/1950 - dấu mốc có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Nga-Việt

Việc chuyển giao bức thư của Hồ Chí Minh tới giới lãnh đạo Liên Xô không hề dễ dàng. Trong suốt năm ngày, những phái viên của chính phủ Việt Nam đã đi bộ qua các khu vực chiến sự, núi non và rừng rậm để chuyển thông điệp tới thủ đô của Thái Lan. Vào thời điểm đó cơ quan ngoại giao duy nhất của Liên Xô ở Đông Nam Á được đặt tại đó. Bức thư đã được trình lên người đứng đầu phái đoàn Liên Xô vào ngày 19/1.
Ngày 25/1, Hồ Chí Minh nhận được điện của Stalin, cảm ơn lời chúc mừng nhân sinh nhật lần thứ 70. Và 5 ngày sau, Chính phủ Liên Xô tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản tuyên bố này đã được củng cố bởi các biện pháp cụ thể, chương trình viện trợ quân sự và kinh tế đã được hoạch định trong thời gian Hồ Chí Minh ở thăm Matxcơva.

Đến Matxcơva - bằng tàu hỏa và máy bay

Nhà ngoại giao Liên Xô Sergei Tikhvinsky, Viện sĩ tương lai, khi đó đang làm việc ở Bắc Kinh, đã viết trong hồi ký của mình rằng vào cuối tháng 1 năm 1950, ông đã gặp Hồ Chí Minh, người đang trên đường tới Matxcơva. Hồ Chí Minh hỏi ông rất nhiều về cuộc sống của nhân dân Liên Xô, về công cuộc tái thiết đất nước hậu chiến.

Tác giả Tikhvinsky nhận xét: "Rõ ràng ông Hồ Chí Minh rất muốn gặp ông Stalin để thảo luận về triển vọng viện trợ của Liên Xô giúp đỡ đất nước ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp".

Cũng trong cuộc gặp này, Chủ tịch Việt Nam đã tặng ông Tikhvinsky đồng tiền vàng của Việt Nam DCCH, định danh không phải là "đồng" như sau này, mà gọi là "Việt". Đây là một trong những hiện vật tiền xu hiếm có của thế kỷ 20: bởi cả thảy chỉ đúc 200 đồng xu. Theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, "ai sở hữu đồng xu như thế đến Việt Nam sẽ được nhận mọi sự giúp đỡ".
Ngày 1 tháng 2 năm 1950, Hồ Chí Minh lại nhận được một bức điện nữa từ Stalin. Nhà lãnh đạo Liên Xô thông báo sẽ rất vui mừng nếu được gặp vị đại diện của nước Việt Nam ở Matxcơva. Ngày 3 tháng Hai, sau khi có sự công nhận chính thức từ người đứng đầu Liên bang Xô-viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tàu hỏa rời Bắc Kinh đi Liên Xô.

Trước khi đi, Hồ Chí Minh chỉ đạo Võ Nguyên Giáp chuẩn bị báo cáo về tình hình quân sự ở Việt Nam, ông nói: "Chúng ta nên xác định những vấn đề lớn, Stalin sẽ lắng nghe".

Tàu Zaisan của Liên Xô  trong cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Những trang sử vàng
Nhiệm vụ bí mật của các đại tá Liên Xô đầu tiên khi đến Hà Nội và Sài Gòn
Ngày 7 tháng 2, Hồ Chí Minh đã tới Chita, thành phố xô-viết ở miền Đông Siberia. Trong bức điện gửi từ đó cho Stalin, vị khách Việt Nam bày tỏ hy vọng rằng chuyến đi của ông tới Matxcơva sẽ được giữ kín. Bởi nếu người Pháp biết về chuyến đi từ Việt Nam sang Liên Xô, họ có thể thực hiện hành động chính trị và quân sự không có lợi cho cuộc kháng chiến.
Từ Chita, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi máy bay đến thủ đô Matxcơva. Minh chứng về điều này là lời kể của nhà ngoại giao xô-viết Nikolai Fedorenko và ông Mikhail Suslov khi đó là Bí thư BCH Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô. Cả hai ông đều nhớ rằng đã ra tận sân bay "Vnukovo" đón gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang theo áo ấm cho vị khách phương Nam dùng, để tránh cái lạnh trong tiết trời mùa đông băng giá của nước Nga.
Đầu tháng Hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Matxcơva. Và ngày 10/2 đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam với ông Stalin. Mốc thời gian này được Stalin tự tay ghi lại trong cuốn tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng", mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm theo tới cuộc gặp và yêu cầu nhà lãnh đạo Liên Xô ký tên lưu niệm. Nhờ cuốn tạp chí này, có thể biết rằng ngày 10/2, Hồ Chí Minh đã ở Matxcơva cùng thành phần tham gia cuộc gặp. Bởi vì không có hồ sơ nào khác được lưu giữ về cuộc gặp này, và ngày tháng của nó cũng không được ghi rõ ở bất cứ đâu, thậm chí sau này, trong hồi ký của những người có mặt tại đó.
Nikita Khrushchev, người có mặt tại cuộc gặp, sau cái chết của Stalin được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã viết trong hồi ký của mình rằng, Hồ Chí Minh đã nói về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và yêu cầu hỗ trợ vật chất, chủ yếu là vũ khí và đạn dược. Stalin đặc biệt chú ý đến chính sách nông nghiệp của ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương bị giải tán vì lý do chiến thuật vào năm 1945 nhưng không tham vấn với Matxcơva.
Trận Matxcơva. Tháng 11 năm 1941. Pháo phòng không gần Nhà hát của Quân đội Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2023
Những trang sử vàng
Nga mãi mãi ghi ơn những người lính Hồng quân Việt Nam từng tham gia bảo vệ Matxcơva

Liệu Stalin có thể ra chỉ thị cho Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh cũng đã gặp ông Stalin trong buổi tiếp tại Điện Kremlin vào ngày 14/2/1950 được chính phủ Xô Viết tổ chức nhân dịp ký kết Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô-Trung. Tại buổi tiếp này, ông Stalin ngồi cạnh Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh.

Khi lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh hỏi ông Stalin xem ông có chỉ thị gì cho mình, ông Stalin nói đùa: "Làm sao tôi có thể chỉ thị Ngài. Ngài là Chủ tịch theo vị thế còn cao hơn tôi. Hãy để chúng tôi làm rõ tuyên bố này".

Ông Stalin, mặc dù về cơ bản là lãnh tụ đầy quyền lực của Liên Xô, không phải là chủ tịch nước mà là tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Tất nhiên, đã có những chỉ dẫn, hay có thể nói là những khuyến nghị từ phía Liên Xô. Theo các khuyến nghị này, ngay sau khi Hồ Chí Minh trở về Việt Nam, ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt ra đường lối cải cách nông nghiệp quy mô lớn. Và Đảng Cộng sản Đông Dương được hồi sinh thành Đảng Lao động Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện diện ở Matxcơva cho đến cuối tháng 2 năm 1950. Trong thời gian đó, đã hoạch định những hướng cơ bản về viện trợ quân sự và kinh tế của Liên bang Xô-viết dành cho Việt Nam DCCH, mà giả như không có thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ vẫn chỉ là văn kiện có ý nghĩa tượng trưng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала