Ngân hàng DongAbank phải được chuyển giao bắt buộc

© Ảnh : DongA BankNgân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank).
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Đăng ký
Riêng với trường hợp của Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A bank) do vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm nên theo quy định, Ngân hàng Nhà nước phải chuyển giao bắt buộc Dong A Bank cho ngân hàng khác.
Thông tin được Vietnamnet dẫn từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc và DongAbank.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã có báo cáo kết quả kiểm toán Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Trong nội dung báo cáo về chính sách tiền tệ năm 2022 gắn với nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Kiểm toán Nhà nước cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tại nội dung báo cáo về việc bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng qua kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm nay, theo thông tin được Vietnamnet phản ánh, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhiều thời điểm trong năm “còn căng thẳng”.
Một số tổ chức tín dụng (TCTD) thiếu hụt vốn khả dụng dẫn đến vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc phải cho vay hỗ trợ thanh khoản, hoặc cho vay đặc biệt với khối lượng tiền lớn.
Kiểm toán Nhà nước cũng đề cập đến phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém (3 ngân hàng OceanBank, GPBank, CBBank) còn chậm, kéo dài qua nhiều năm (từ 2015 đến nay).
Cơ quan kiểm toán nhận định, việc kéo dài tiến độ xử lý dẫn đến nguồn lực dự kiến hỗ trợ thông qua các hình thức cho vay đặc biệt tăng do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này lỗ liên tục.
Thông tin trên báo Tiền phong cho biết, theo báo cáo dự kiến tổng quy mô khoản vay đặc biệt của 4 đơn vị là 168.000 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến thời điểm kiểm toán vào tháng 8, việc xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc mới ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc (CGBB), đang ở giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp để CGBB; có 1 ngân hàng mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương CGBB.
Theo Tiền phong trích dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, tình hình tài chính của các ngân hàng vẫn rất khó khăn. Nợ xấu và tài sản tồn đọng cao, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tiếp tục có xu hướng gia tăng, không đáp ứng quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng; một số ngân hàng thương mại tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống.
Kiểm toán Nhà nước cho hay, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn toàn hệ thống đến 31/12/2022 là 25,6% không vượt ngưỡng cho phép, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng.
Về lãi suất cho vay (phấn đấu giảm khoảng 0,5-1%), báo cáo kiểm toán cũng nêu rõ, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các biện pháp để tác động giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, các biện pháp đều không hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 mà còn có xu hướng tăng, biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân còn lớn, trên 4%.
Bên cạnh đó, còn có một số nội dung cần lưu ý như, cuối tháng 9/2022, trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã có 02 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành (vào ngày 23/9/2022 và ngày 25/10/2022) với tổng mức tăng 2% dẫn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân toàn hệ thống đều đột ngột tăng cao trong những tháng cuối năm (có lãi suất huy động trên 11%, lãi suất cho vay trên 13%)..

NHNN phải chuyển giao bắt buộc DongABank cho ngân hàng khác

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc (OceanBank, GPBank, CBBank) và DongAbank.
Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp giám sát, can thiệp phù hợp với các quy định của pháp luật, theo nguyên tắc không để thất thoát, mất tài sản của Nhà nước và nhân dân, không để mất an toàn, bảo đảm ổn định hệ thống ngân hàng.
Riêng Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A bank) do vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm nên theo quy định, NHNN phải chuyển giao bắt buộc Dong A Bank cho ngân hàng khác.
DongABank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 14/8/2015. Ngân hàng này có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, con số không thay đổi kể từ năm 2014. Trong đó, số vốn cổ phần của cổ đông pháp nhân chiếm 40,68% vốn điều lệ của DongA Bank.
Hiện tại có 4 ngân hàng thương mại yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu, gồm: DongABank, CBBank, OceanBank, GPBank. Từ giữa tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt.
Theo tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam), dự kiến CBBank cũng sẽ được chuyển giao về Vietcombank trong năm nay.
Trước đó, ngày 5/3/2015, CBBank chính thức trở thành ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank.
Các ngân hàng sẽ nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém còn lại được cho là MB, VPBank, HDBank.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала