Đổi tên Cục Phòng, chống tham nhũng thành Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

© Ảnh : TH Trụ sở Thanh tra Chính phủ.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/12 tới.
Nghị định nêu rõ, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức, Thanh tra Chính phủ gồm 19 đơn vị: Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp; Văn phòng; Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I); Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II); Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III);
Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I); Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II); Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III); Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV); Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V);
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 353/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ tại Ngân hàng PVcombank sáng 22/11 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định kiểm tra tại ngân hàng PVcomBank
Ban Tiếp công dân trung ương; Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra; Báo Thanh tra; Tạp chí Thanh tra; Trường Cán bộ Thanh tra; Trung tâm Thông tin.
Trong đó, các đơn vị quy định từ 1 - 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ 15 - 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân Trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở TPHCM.
Như vậy, Cục Phòng, chống tham nhũng đã được đổi tên thành Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trước đó, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1368 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cường - Trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Cuộc họp của Vụ Thanh tra, Xét khiếu nại, Tố cáo Mục II tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Bổ nhiệm Tân Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
Ông Nguyễn Văn Cường (45 tuổi) là cán bộ được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ Tiến sĩ Luật Kinh tế, Cử nhân báo chí, Cao cấp lý luận chính trị.
Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Cường đã trải qua nhiều vị trí, trong các lĩnh vực khác nhau tại Văn phòng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, Văn phòng Quốc hội như: Chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Thư ký Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Từ tháng 9/2021 đến trước khi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Văn Cường giữ chức Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, hưởng lương, chế độ, hệ số phụ cấp chức vụ 1.30, tương đương thứ trưởng.
Như vậy, Thanh tra Chính phủ có 5 Phó tổng gồm các ông: Đặng Công Huẩn, Bùi Ngọc Lam, Dương Quốc Huy, Lê Sỹ Bảy và Nguyễn Văn Cường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала