“Thế giới chưa có đường sắt 350 km/h nào chở khách và hàng”

© AP Photo / Wang XiaoĐường sắt cao tốc
Đường sắt cao tốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2023
Đăng ký
Liên quan dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, trên thế giới hiện nay chưa có tuyến đường sắt tốc độ cao nào có cấp tốc độ thiết kế 350km/h có thể vận tải hỗn hợp (chở cả hành khách và hàng hóa).

3 kịch bản đường sắt tốc độ cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản đóng góp ý kiến gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, theo Vnexpress.
Trước đó, như Sputnik đưa tin, theo tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam hiện tập trung vào 3 kịch bản chính.
Kịch bản 1: Đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư kịch bản này khoảng 67,32 tỷ USD.
Kịch bản 2: Xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 200-250km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác chung tàu khách và hàng. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Bộ GTVT đề xuất sửa luật
Kịch bản 3: Đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.
Tuyến đường sắt hiện hữu nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,60 tỷ USD.
Trong 3 kịch bản này, Bộ GTVT đánh giá và lựa chọn kịch bản 3 nêu trên để đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và kiến nghị ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù huy động vốn đầu tư, đào tạo nhân lực để rút ngắn tiến độ, thực hiện thành công dự án.

‘Thế giới chưa có tuyến đường sắt nào 350km/h chở khách và hàng’

Góp ý về kịch bản, phương án đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá kịch bản 1 và 3 của Bộ GTVT đưa ra không đáp ứng được yêu cầu, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Chính phủ và Bộ Chính trị.
Trước đó, tại cuộc họp hồi tháng 10/2022, kết luận trình Bộ Chính trị cho định hướng phát triển đường sắt theo hướng hiện đại, với kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ 1.435 để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, tốc độ khai thác 200 km/h.
Bộ KH&ĐT cho biết, chỉ có kịch bản 2 đáp ứng được yêu cầu, nhưng nội dung kịch bản 2 lại chưa đúng với phương án kiến nghị của hội đồng thẩm định nhà nước.
Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, với kịch bản 3, Bộ KH&ĐT cho rằng có “sự bất hợp lý ở việc phương án đầu tư dự án có tốc độ thiết kế 350km/h” nhưng tổng mức đầu tư dự án lại thấp hơn kịch bản 2 có tốc độ thiết kế 250km/h; chưa có nội dung liên quan phương án vận tải hàng hóa, cơ sở tính toán chỉ số hoàn vốn nội bộ, chỉ số lợi ích - chi phí.
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Việt Nam cân nhắc 2 phương án đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Bộ KH&ĐT cũng lưu ý, đề án của Bộ Giao thông Vận tải chưa đề cập đến xây dựng ngành công nghiệp đường sắt tiến tới làm chủ công nghệ. Do đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị làm rõ đề xuất phát triển công nghiệp đường sắt và tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa nguồn vốn vay cho dự án để không lệ thuộc công nghệ bởi bên cho vay.
“Liên hệ thực tiễn với kinh nghiệm quốc tế thì hiện nay trên thế giới chưa có tuyến đường sắt tốc độ cao nào có tốc độ thiết kế 350km/h có thể vận tải hỗ hợp (hành khách và hàng hóa)”, - Bộ KH&ĐT dẫn chứng.
Bộ KH&ĐT cho hay, qua đợt công tác học tập kinh nghiệm của Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc cho thấy các nước phát triển đường sắt vận tốc trên 300 km/h đều là nước làm chủ về công nghệ đường sắt cao tốc.
Khi đầu tư phát triển loại hình này, các quốc gia này đã có mạng lưới đường sắt vận tải hàng hóa hoàn chỉnh và có GDP cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.
Liên quan đến tải trọng trục thiết kế, kịch bản 3 đề cập tải trọng thiết kế 22,5 tấn/trục. Nhưng thực tế hiện nay, theo kinh nghiệm của các nước, tải trọng trục thiết kế của đường sắt cao tốc chở khách là 17 tấn/trục, tiêu chuẩn tải trọng trục của tàu chở hàng Trung Quốc là 23 tấn/trục. Do đó, Bộ KH&ĐT đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn tải trọng thiết kế để bảo đảm phù hợp quốc tế.

Bộ KH&ĐT: Tàu tốc độ cao 200 km/h có ưu thế

Bộ KH&ĐT nêu ra ưu thế của loại hình tàu tốc độ cao 200 km/h, vừa chở khách vừa chở hàng. Các dự án đường sắt tốc độ cao tại Nhật Bản đang chuẩn bị đưa vào khai thác cũng chỉ thiết kế vận tốc 250-260 km/h.
Các đoàn tàu thế hệ mới tốc độ cao, tối ưu chi phí vận hành như hãng Siemens đã phát triển đoàn tàu ICE4 tốc độ khai thác tối đa 250 km/h; hãng Alstom bắt đầu sản xuất đoàn tàu thế hệ mới với vận tốc 250 km/h cho các nước Bắc Âu.
Về lựa chọn tốc độ, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, cần phải liên hệ thực tiễn với các nước đi trước để xác định cấp tốc độ cho phù hợp và bảo đảm hiệu quả đầu tư, cũng như bảo đảm các yếu tố về kỹ thuật.
Tóm lại, Bộ KH&ĐT đánh giá các thông tin về kịch bản đầu tư để xem xét lựa chọn còn chưa đầy đủ, đặc biệt là các kịch bản nêu trên đều chưa đề cập đến việc xây dựng ngành công nghiệp đường sắt phát triển bền vững, tiến tới làm chủ công nghệ. Do đó, chưa có đủ cơ sở để đánh giá sự đúng đắn của việc lựa chọn kịch bản đầu tư.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Việt Nam nên đầu tư mới đường sắt cao tốc Bắc – Nam thay vì cải tạo đường ray cũ
Trước đó, góp ý với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng nêu quan điểm đồng tình đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo kịch bản 3 và đề nghị đề nghị Bộ GTVT phối hợp các địa phương có dự án chạy qua giữ nguyên thỏa thuận hướng tuyến khi làm quy hoạch tỉnh, tránh điều chỉnh làm phát sinh chi phí đầu tư.
Bộ Xây dựng nhận xét, ưu điểm của kịch bản 3 là tàu chở khách tốc độ trên 300 km/h theo công nghệ hiện đại, tốc độ cao nên có khả năng cạnh tranh với phương tiện khác, thị phần vận tải trên hành lang Bắc Nam được tái cơ cấu theo hướng tối ưu hơn.
Đồng thời, phương án này có khả năng vận tải hàng hóa trong trường hợp năng lực của tuyến đường sắt Bắc Nam được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa bị quá tải. Tàu hàng sẽ được bố trí chạy vào ban đêm với tốc độ 160 km/h trong khi tàu khách ngừng khai thác nên không ảnh hưởng an toàn khai thác.
Bộ Xây dựng lưu ý, chi phí đầu tư dự án lên tới hàng chục tỷ USD nên để đảm bảo tính khả thi, Bộ GTVT cần bổ sung căn cứ pháp lý để đề xuất sơ bộ tổng vốn đầu tư.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала