Việt Nam và Trung Quốc giờ đây cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai"

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpLễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Đăng ký
Trong tuần này, chuyến công du chính thức của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đên Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp. Nhờ kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh này, quan hệ Việt-Trung đã được nâng lên một tầm cao mới.
Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết nêu ý kiến về sự kiện chính trị nổi bật này.

Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trong công việc

Cả về hình thức nghi lễ và nội dung, chuyến thăm lần này của nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện mối quan hệ ở mức cao nhất giữa hai nước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định rõ cơ sở căn bản cho bang giao giữa các nước là quan hệ "Láng giềng tốt", "Bạn tốt", "Đồng chí tốt", "Đối tác tốt". Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ủng hộ 3 sáng kiến ​​toàn cầu nổi tiếng của ông Tập.
Đó là Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu và Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu. Tất cả đều hướng tới mục tiêu phát triển hòa bình, tiến bộ, bền vững của nhân loại. Nhân đây cần nói thêm là những sáng kiến ​​này của Trung Quốc trước đây đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cả hai nhà lãnh đạo Việt-Trung đều tuyên bố rằng sự hợp tác giữa các chính đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước có ý nghĩa quan trọng ưu tiên. Trong khuôn khổ chuyến thăm, các bên đã ký kết 36 văn kiện.
Phân tích danh mục các vấn đề đã được thảo luận trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hà Nội, có thể đi đến kết luận rằng đối với những nhà lãnh đạo này không hề có chủ đề nào là cấm kỵ, các cuộc hội đàm của họ diễn ra trên tinh thần tin cậy đúng như cần phải có khi mối quan hệ này được định tính là quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
© TTXVN - Phạm Trung KiênĐồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Thế nào là cộng đồng chung vận mệnh nhân loại

Nguyên tắc bản chất mới của quan hệ Việt–Trung được minh chứng bằng sự nhất trí của hai bên nhằm xây dựng một "Cộng đồng chia sẻ tương lai". Trong đó thấy rõ việc thực thi khái niệm "Cộng đồng chia sẻ tương lai" do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng cách đây 10 năm.
Đây là khái niệm cốt lõi trong tư duy của ông Tập về ngoại giao, coi tất cả các nước trên thế giới là những thực thể chia sẻ tương lai chung trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; không giao đấu giành ảnh hưởng với nhau mà hợp tác với nhau. Đây là quan hệ đối tác cần được xây dựng trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Khái niệm của ông Tập Cận Bình không dự trù tạo ra sự thay đổi hệ thống chính trị-xã hội của các nước khác theo hướng xã hội chủ nghĩa (trong đó kể cả mô hình Trung Quốc); Bắc Kinh hứa hẹn tôn trọng truyền thống văn hóa, tư tưởng của các nước khác. Nhưng trong trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam thì không ai cần phải thực hiện những nghĩa vụ đó. Ở cả hai nước, các đảng cầm quyền đang xây dựng chủ nghĩa xã hội; có thể hàm chứa những khác biệt về chi tiết, tuy nhiên không phải là cơ bản. Và điều này cho phép nói rằng cả hai dân tộc đều có chung tương lai và có những mục tiêu chiến lược chung.
© Bùi Doãn TấnTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Vậy còn cái nhìn của các nước khác thì sao?

Nhiều nhà quan sát nước ngoài chú ý đánh giá chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam dưới góc độ xem xét những văn kiện về đối tác mà Hà Nội đã ký kết trước đó. Hồi tháng 9, ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Trong tháng 11, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Phương Tây cho rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hà Nội có mục đích hạ thấp mức quan hệ của Việt Nam với các quốc gia mà những người theo chủ nghĩa Marx quen gọi là đế quốc.

"Tôi không tin là nhà lãnh đạo Trung Quốc những muốn hạ nhục ai. Điều quan trọng là ông đã cùng ban lãnh đạo Việt Nam nâng quan hệ Trung-Việt lên tầm cao chưa từng có và đặt mối quan hệ này vào hướng chiến lược đúng đắn, theo hướng đúng của lịch sử", - quan sát viên Piotr Tsvetov đánh giá.

© Ảnh : Dương Văn Giang - TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Với Washington và Tokyo, đối tác cùng Việt Nam là động thái chiến thuật theo sự chỉ đạo của chính sách chống Trung Quốc mà giới cầm quyền hai nước tư bản này theo đuổi. Chiến thuật đó có đặc tính không mấy dễ chịu là thiếu bền vững, có thể thay đổi và không nhất quán lâu dài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала