Vụ Việt Á: Tách hồ sơ điều tra dấu hiệu sai phạm của 3 sĩ quan cấp tướng

CC0 / Pixabay / Còng tay
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hành vi của trung tướng Đỗ Quyết, thiếu tướng Hoàng Văn Lương trong vụ Việt Á có dấu hiệu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên tách ra tiếp tục điều tra.
Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa ban hành cáo trạng, truy tố ra trước Toà án quân sự Thủ đô Hà Nội để xét xử các bị can: Hồ Anh Sơn, thượng tá, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; Nguyễn Văn Hiệu, đại tá, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư; Ngô Anh Tuấn, thiếu tá, Trưởng phòng Tài chính; Lê Trường Minh, thiếu tá, cựu Trưởng ban Hóa dược (thuộc Học viện Quân y); Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN; Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng giám đốc, về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, trước tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài và có nguy cơ lây vào Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Quân y đã chỉ đạo cơ quan chức năng của học viện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit chẩn đoán viêm phổi do virus Corona.
Sau khi được bộ ban ngành duyệt Đề tài, từ tháng 1/2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn, đưa Công ty Việt Á vào tham gia.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2023
Lý do quan trọng giúp ông Nguyễn Trường Sơn thoát án hình sự vụ Việt Á
Cả 3 đã gian dối, đưa bộ kit do Việt Á cung cấp (không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y) đi thử nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài và nghiệm thu Đề tài.
Một ngày sau, hội đồng nghiệm thu đã thông qua quy trình do Học viện Quân y nghiên cứu nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit mà Việt Á cung cấp, và đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng chống dịch.
Một tháng sau, Bộ Y tế có quyết định cấp số đăng ký tạm thời để sử dụng bộ kit của Việt Á trong xét nghiệm sàng lọc.
Đến tháng 4/2020, Công ty Việt Á làm hồ sơ xin cấp phép lưu hành chính thức bộ kit xét nghiệm gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế.
Thời điểm đó, Bộ Y tế đã yêu cầu Việt Á bổ sung tài liệu chứng minh, làm rõ quan hệ của Học viện Quân y với công ty.
Phan Quốc Việt chỉ đạo cấp dưới xây dựng biên bản thể hiện Học viện Quân y bàn giao đề tài và đồng ý cho Việt Á sử dụng sản phẩm. Biên bản này được ghi lùi thời gian về ngày 10/2/2020 rồi chuyển cho Hồ Anh Sơn trình lên cho thiếu tướng Hoàng Văn Lương ký.
Tù nhân bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Việt Á khiến cựu Giám đốc CDC Nam Định lĩnh hơn 16 năm tù
Do tin tưởng Hồ Anh Sơn, thiếu tướng Hoàng Văn Lương không xem biên bản mà ký và chuyển lại ngay. Sau đó biên bản này được Công ty Việt Á đưa vào hồ sơ chuyển sang Bộ Y tế xin cấp phép lưu hành chính thức bộ kit xét nghiệm.
"Theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ mới là đại diện chủ sở hữu đề tài nghiên cứu cấp quốc gia chứ Học viện Quân y không có thẩm quyền chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Công ty Việt Á", cáo trạng khẳng định.
Sau khi Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt đã đưa "bồi dưỡng" Trịnh Thanh Hùng 2 lần tổng số tiền 350.000 USD (hơn 8 tỉ đồng) và chi phần trăm chia sẻ lợi nhuận đề tài cho Hồ Anh Sơn 2,5 tỉ.
Từ tháng 10 đến tháng 12/2021, lần lượt hội đồng nghiệm thu sản phẩm của Học viện Quân y, hội đồng cấp cơ sở Học viện Quân y (do thiếu tướng Hoàng Văn Lương làm Chủ tịch) và hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài của Bộ Khoa học và Công nghệ (do thiếu tướng Lê Bách Quang làm Chủ tịch) đều nghiệm thu, thông qua và đánh giá kết quả đề tài ở mức "đạt".
Theo cáo trạng, thực chất việc các hội đồng tổ chức nghiệm thu chỉ mang tính hình thức và không đúng bản chất.
Bởi sản phẩm không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu, không rõ nguồn gốc và đã được Bộ Y tế cấp phép cho phục vụ phòng chống dịch trước khi nghiệm thu đề tài.
Bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á Technology SA. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2023
Vụ Việt Á: 4 cựu sĩ quan Học Viện Quân y bị truy tố vì những tội gì?
Sai phạm này của các bị can gây thiệt hại gần 18,5 tỷ đồng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho Việt Á sản xuất, mua bán với các đơn vị y tế tại nhiều địa phương.
Theo Viện kiểm sát, hành vi của Trung tướng Đỗ Quyết, Thiếu tướng Hoàng Văn Lương do tin tưởng cấp dưới trong nghiên cứu, thực hiện đề tài và đấu thầu mua kit nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm của cấp dưới. Thiếu tướng Hoàng Văn Lương do tin tưởng và không xem biên bản bàn giao do Công ty Việt Á soạn thảo và Hồ Anh Sơn trình ký nên đã ký biên bản bàn giao này.
Thiếu tướng Lê Bách Quang, Chủ tịch các hội đồng do tin tưởng kết quả nghiên cứu của Học viện Quân y, kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các ý kiến của các thành viên trong hội đồng nên thông qua nghiệm thu giai đoạn 1 và nghiệm thu đề tài.
"Hành vi của các cá nhân này có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tách hành vi sai phạm của những người này để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ đánh giá đúng mức độ sai phạm và xem xét trong cùng vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" cùng với bị can Nguyễn Thị Lan Anh là có cơ sở", cáo trạng nêu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала