Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố để quần áo “Made in Vietnam” thống lĩnh thị trường Nga

© TTXVN - Trần Thị Mỹ PhươngThành phố Hồ Chí Minh khai mạc chuỗi triển lãm chuyên ngành dệt may
Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc chuỗi triển lãm chuyên ngành dệt may - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngoài việc có thể tận dụng EAEU FTA, việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga đã tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hàng may mặc Việt Nam.

Không phụ thuộc vào Mỹ, Nhật

Chưa năm nào ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài nhiều như năm 2023. Cụ thể là 104 thị trường vùng, lãnh thổ.
Việc đa dạng thị trường, đa dạng khách hàng và các mặt hàng, đối tác là bước tiến cho việc dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn. Vốn dĩ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Thế nhưng, đơn hàng tới các đối tác lớn của những thị trường chủ lực này sụt giảm mạnh trong khoảng một năm trở lại đây.
Trong khi đó, trước đây thị trường Nga chưa được quan tâm nhiều, thì nay dệt may là mặt hàng được Nga chi mạnh tay nhất để nhập khẩu từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Theo đó, trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga, hàng dệt may đứng đầu về trị giá khi chiếm 24% trong tổng cơ cấu xuất khẩu.
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Nga tăng mua hàng dệt may Việt Nam, Mỹ đã giảm tồn kho
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã thu về hơn 343,7 triệu USD nhờ xuất khẩu hàng dệt may sang Nga, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2022. Hàng dệt may cũng là mặt hàng đứng đầu về trị giá trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nga.
“Điều này cho thấy, sản phẩm dệt may Việt đang dần chinh phục khách hàng tại Nga và việc mở rộng thị trường sang Nga đang cho thấy dấu hiệu tích cực. Việc đa dạng hóa thị trường là hướng đi đúng đắn của dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nhằm tránh phụ thuộc vào đối tác lớn”, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế đánh giá khi trao đổi với Sputnik.

Vì sao nên đầu tư vào Nga?

Sau gần 7 năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU FTA), thuế nhập khẩu đối với phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của hai bên đã giảm về 0% hoặc ở mức rất thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Nga tận dụng trong hợp tác thương mại.
“Ngoài việc có thể tận dụng EAEU FTA, việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga đã tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh về mặt hàng may mặc, giày dép khi đầu tư sang Nga”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Vấn đề logistics mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn cũng đang dần được giải quyết. Theo đó, vận tải đường sắt cũng đang có lợi thế về mặt thời gian (khoảng 25-27 ngày). Riêng vận tải đường biển từ các cảng của Việt Nam đến cảng Vladivostok (Nga) có thêm nhiều hãng tàu tham gia, khiến giá vận tải qua tuyến đường này trở nên cạnh tranh hơn.
Ông Andrey Severilov, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FESCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2023
FESCO: Nhân tố tạo bứt phá trong hợp tác vận tải biển Nga - Việt
Đánh giá thêm về lợi thế, ông Đinh Trọng Thịnh bày tỏ quan điểm với Sputnik rằng, Nga nói riêng và khu vực Đông Âu nói chung là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây. Bản thân những người Việt tại đây cũng là một trong những cầu nối cho xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nga.
“Nhiều chủ doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam từng có thời gian học tập, sinh sống và làm ăn tại Nga và những nước lân cận. Họ cũng đã có sự hiểu biết nhất định về văn hóa kinh doanh, con người tại đây. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để biến những tiềm năng sẵn có thành các dự án hợp tác đầu tư”, vị chuyên gia nói thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала