Việt Nam sẽ làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024

© Ảnh : TTXVN - Dương Giang Sáng 7/1/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào.
Sáng 7/1/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
Đặt mục tiêu cụ thể trong năm 2024, Chính phủ phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.
Để đạt các mục tiêu trên, Chính phủ sẽ chú trọng tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Bên cạnh đó, Chính phủ nhấn mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch các tỉnh, thành phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên. Những người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng về kết quả thực hiện nghị quyết này.
Chính phủ yêu cầu trước 20/1, các cơ quan phải xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Việt Nam: Chính phủ họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các nhà băng
Bên cạnh đó, đến năm 2025, Chính phủ cũng đặt mục tiêu phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc;
Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc; Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc; Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc; An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала