Phải làm gì đây khi lại thêm vụ tai nạn kế tiếp với Su-22 của Không quân Việt Nam?

© Ảnh : TTXVN - Trần Văn TĩnhMáy bay huấn luyện quân sự rơi ở Quảng Nam
Máy bay huấn luyện quân sự rơi ở Quảng Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Không quân Việt Nam vừa gặp tình huống bất thường khẩn cấp với tiêm kích-ném bom Su-22M4. Chiếc máy bay do cơ trưởng Đại úy Đỗ Tiến Đức 36 tuổi điều khiển đã bị rơi hôm 9 tháng 1 khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện ở tỉnh Quảng Nam.
So với vụ tai nạn Su-22 trước đó xảy ra vào tháng 1 năm 2023 ở tỉnh Yên Bái, lần này hậu quả không quá bi thảm. Máy bay không mang theo vũ khí; phi công đã nhảy dù thoát ra được an toàn. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã tan tành còn trên mặt đất có sự thiệt hại và người bị thương. Theo dữ liệu sơ bộ, nguyên nhân "tai nạn chuyến bay" là do phi công mất kiểm soát phương tiện.
Thật đáng tiếc, không hiếm khi xảy ra những sự cố như vậy trong ngành hàng không. Hiển nhiên, nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn sẽ được xác minh. Tuy nhiên, trường hợp bất thường khẩn cấp kế tiếp xảy ra với chính loại máy bay này chắc chắn sẽ buộc Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân Việt Nam phải suy nghĩ về số phận tương lai của Su-22. Có một thực tế là qua quá trình hoạt động từ năm 1979, những máy bay loại này của Không quân Việt Nam rõ ràng đã bị hao mòn và lỗi thời.
Su-22 - phiên bản xuất khẩu của máy bay ném bom Su-17 do Liên Xô chế tạo - được sản xuất hàng loạt với nhiều cải tiến khác nhau từ năm 1976 đến năm 1990. Nhờ đặc điểm thiết kế, máy bay có khả năng cất cánh từ các phi trường có phi đạo tương đối ngắn. Tốc độ tối đa (trên mặt đất) là 1.350 km/h. Phạm vi - 2.500 km. Bán kính chiến đấu - 590 km. Máy bay được trang bị 2 khẩu pháo tự động 30 mm và trọng tải chiến đấu gần 4 tấn, gồm tên lửa dẫn đường và không có dẫn đường, bom dẫn đường và bom rơi tự do, khoang đựng pháo và thùng với hỗn hợp dễ cháy. Vào thời hoàng kim của nó, Su-22 là máy bay chiến đấu rất tốt, nhưng qua thời gian rõ ràng cần đến sự thay thế. Và chúng ta có không ít lựa chọn ở đây.
Máy bay huấn luyện quân sự rơi ở Quảng Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Nguyên nhân ban đầu vụ rơi Su-22 ở Quảng Nam: Phi công mất kiểm soát Su-22M4

Liệu có đáng cải tiến Su-22 hay là chọn phương án thay thế tốt hơn?

Trong bài bình luận dành cho Sputnik, TS Khoa học Quân sự Makar Aksyonenko chuyên gia Nga về sử dụng hàng không trong chiến đấu nêu ý kiến như sau:
"Tôi không thấy có ý nghĩa gì trong việc hiện đại hóa thêm nữa cho Su-22 vì loại máy bay này đã lỗi thời. Nếu nói về một "máy bay tiền tuyến" ít nhiều hiện đại hơn thì phải là máy bay cường kích Su-25 (chỉ số xuất khẩu - Su-39). Đây là mẫu "kinh điển của hàng không mặt trận", đã được chứng minh qua thời gian và thực chiến, kết hợp tải trọng chiến đấu lớn, khả năng sống sót cao, thuận tiện khi điều khiển và dễ dàng nắm vững thuật lái. Còn có một "tổ hợp máy bay tấn công" phổ quát hơn nữa là máy bay ném bom mặt trận Su-24. Trong số các mẫu máy bay do phương Tây phát triển, loại tương tự gần nhất với Su-22 là F-16 thuộc phiên bản sửa đổi đời mới nhất. Mà đối với "môi trường hoạt động chiến sự" của hải quân, thì "tiêm kích chiến thuật đa chức năng" F/A-18 hai động cơ tỏ ra phù hợp hơn, nhưng lại phải là phiên bản cải tiến mới nhất".
Bối cảnh khá đáng báo động hiện nay - kể cả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương – nảy sinh đòi hỏi cấp thiết: nếu không muốn thua thiệt, thì phải có những trang bị vũ khí hiện đại tối tân nhất.
Máy bay huấn luyện quân sự rơi ở Quảng Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Việt Nam: Máy bay huấn luyện Su-22 rơi ở Quảng Nam, phi công kịp nhảy dù
Nếu xuất phát từ chính đòi hỏi này, thì máy bay ném bom chiến đấu thế hệ 4++ Su-34 của Nga có thể là lựa chọn xuất sắc. Loại chiến đấu cơ này trong phiên chế phục vụ của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga và hiện đang chiến đấu trên "tuyến chiến đấu giáp ranh" trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt. Su-34 có khả năng không chỉ giáng đòn tấn công các mục tiêu mặt đất ở chiến dịch thọc sâu mà còn có thể chiến đấu "ngang sức ngang tài" trong trận không chiến với các máy bay tiêm kích "thuần túy" của đối phương.
Trong danh mục trên trang web của "Rosoboronexport" có phiên bản xuất khẩu của Su-34 mang ký hiệu Su-34E. Tốc độ tối đa của máy bay là 1,5 Mach (khoảng 1.790 km/h). Tải trọng chiến đấu tối đa lên tới 8,5 tấn - toàn bộ "hành trang" vũ khí tấn công và phòng thủ trên 12 giá treo. Tầm bắn và bán kính chiến đấu của Su-34E rõ ràng cao hơn so với "lão làng" Su-22.
"Nếu phía Việt Nam không muốn sao chép quan niệm sử dụng hàng không của người khác mà chủ động hướng tới tương lai thì Su-34E có thể trở thành phương án lựa chọn tốt ưu. Loại máy bay này có thể thay thế hoàn hảo, lấp chỗ trống của cả máy bay tấn công và máy bay ném bom chiến thuật, mà đây dù sao vẫn là những cỗ máy khác nhau. Ngoài ra, chiếc "34" còn thích hợp cả với không chiến, nó tự vệ rất tốt trước các chiến đấu cơ của đối phương", - chuyên gia Makar Aksyonenko nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала