Giới đầu tư châu Âu nóng lòng mua điện của Việt Nam nhưng không muốn qua EVN

Năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Đăng ký
EuroCham cho hay, nhiều doanh nghiệp châu Âu mong đợi mua trực tiếp điện tái tạo từ các nhà sản xuất điện độc lập ở Việt Nam mà không thông qua Tập đoàn Điện lực EVN.
Điện mặt trời mái nhà có nhiều vai trò trong tiến trình phát triển năng lượng của Việt Nam, EuroCham cho rằng, cơ chế mua bán điện trực tiếp không thông qua EVN có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất điện.

Doanh nghiệp châu Âu muốn mua điện không qua EVN

Theo báo Đầu tư dẫn thông tin được EuroCham công bố trong Sách trắng lần này, giới đầu tư châu Âu nóng lòng mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN.
Cụ thể, tại "Sách Trắng" thường niên lần thứ 15 vừa được EuroCham công bố, Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu cho biết, có ngày càng nhiều tập đoàn toàn cầu có nhu cầu mua điện tại Việt Nam mà không thông qua các công ty điện lực của EVN.
“Các tập đoàn cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua DPPA được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ sau công tơ điện có quy mô lớn hơn”, - EuroCham bày tỏ.
Các doanh nghiệp châu Âu nêu quan điểm, sự chắc chắn trong việc đảm bảo cung cấp "năng lượng xanh" giúp giải quyết nhu cầu đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của nhà đầu tư.
Trước đó, Bộ Công Thương cho hay đã khảo sát 95 dự án năng lượng tái tạo được đầu tư, có 24 nhà phát triển muốn mua bán điện trực tiếp, không qua EVN.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2024
Giá điện tăng 2 lần vẫn không đủ bù lỗ cho EVN
Ngoài ra, có 17 chủ đầu tư khác đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.
EuroCham cũng cho rằng một cơ chế rõ ràng cho phép các nhà phát triển dự án đầu tư trực tiếp vào mạng lưới truyền tải sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho EVN và mang lại sự chắc chắn để họ yên tâm thực hiện dự án.
Theo VietnamFinance, EuroCham cũng kêu gọi tăng đầu tư tư nhân vào ngành điện bởi nếu không có đầu tư tư nhân, việc nâng cấp lưới điện và cơ sở hạ tầng truyền tải mới có thể sẽ bị trì hoãn.

Các nhà máy năng lượng sạch “sau công tơ điện”

Theo EuroCham, với những diễn biến trên thị trường năng lượng trên toàn cầu và trong khu vực hiện nay đã làm tăng đáng kể khả năng thị trường năng lượng vào năm 2030 sẽ tập trung nhiều hơn vào các năng lượng chi phí thấp và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Xu hướng này sẽ dẫn đến việc tạo ra các hệ thống năng lượng đa dạng, ổn định, đáng tin cậy với chi phí hợp lý hơn. EuroCham tin rằng, thậm chí còn nhiều hơn ở những thị trường có cạnh tranh công khai và tiếp cận được với nguồn vốn quốc tế.
Đánh giá mục tiêu “100% năng lượng sạch” của Việt Nam là đầy thách thức nhưng EuroCham nhấn mạnh, mục tiêu này giờ đã trở nên phổ biến đối với các công ty trên toàn cầu, bao gồm cả những công ty thuộc “Nhóm RE100” với tham vọng cam kết sử dụng 100% điện tái tạo.
Các doanh nghiệp này đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua Hợp đồng Mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ “sau công tơ điện” có quy mô lớn hơn.
Xây dựng tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2023
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị ký kế hoạch thanh tra VietinBank, EVN, HANDICO
Để hỗ trợ các sáng kiến này, EuroCham cũng hoan nghênh việc thực hiện ngay Đề án thí điểm DPPA với các tiêu chí phù hợp và thiết lập một quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm và giảm bớt gánh nặng pháp lý cho các công ty muốn triển khai các nhà máy năng lượng sạch “sau công tơ điện”.
Cả hai biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp từng công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch 100% của riêng mình.
Các giải pháp được đề cập tới là thiết lập biểu giá hoặc cơ chế tài trợ rõ ràng, minh bạch, không có rủi ro, trong đó có thể áp dụng mức giá thỏa thuận ban đầu trong suốt thời gian thực hiện dự án; tiêu chí phù hợp và quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm.
EuroCham cũng đề nghị loại bỏ các rào cản đối với việc sản xuất và tiêu thụ điện tái tạo tại chỗ từ điện mặt trời mái nhà hoặc điện gió trên bờ/điện mặt trời trên bờ quy mô nhỏ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn làm tổng giám đốc Tập đoàn EVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Hé lộ profile của tân Tổng giám đốc EVN
Các doanh nghiệp châu Âu cũng cho rằng, cần đưa ra các tiêu chí chính thức và công nhận các chứng nhận điện tái tạo (REC - cả chứng nhận quốc tế và trong nước) là giải pháp chuyển tiếp được công nhận trong nỗ lực đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch cũng như giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của doanh nghiệp.

Giảm bớt lo ngại cho Chính phủ

Trước đó, Sách trắng 2024 của EuroCham cũng đánh giá rằng, việc sớm phát triển điện mặt trời sau khi đã quy định biểu giá ở mức phù hợp đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời quy mô thương mại và Điện mặt trời mái nhà.
Sự mở rộng lĩnh vực này trên quy mô lớn, mang lại công suất vượt xa những mong đợi ban đầu đã tạo ra các vấn đề đối với lưới điện và nhu cầu thương mại bất ngờ về giá điện.
Tuy vậy, lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và nên được cơ cấu để đảm bảo thiết lập một cơ chế quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn để giảm bớt lo ngại của Chính phủ.
“Cần phải thiết lập các quy định để có thể cấp điện từ các dự án điện mặt trời trực tiếp đến người dùng cuối (thay vì thông qua EVN và lưới điện), với việc bao tiêu trực tiếp dưới hình thức DPPA, trong đó lợi ích và khả năng cung cấp năng lượng sạch có thể được thảo luận và thực hiện giữa nhà phát triển và người tiêu thụ điện dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý cần thiết”, - Sách Trắng 2024 nêu rõ.
EuroCham cho rằng, điện mặt trời mái nhà có nhiều vai trò trong tiến trình phát triển năng lượng của Việt Nam và cơ chế DPPA có thể mang lại sự đảm bảo cho điều đó hơn.
Giới đầu tư châu Âu nhận định, việc triển khai các hệ thống điện mặt trời mái nhà (có thể được kết nối với lưới điện và “điện sau công tơ” - behind the meter), cho phép việc tiêu thụ điện được linh hoạt hơn tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của địa phương/vùng miền hoặc nhu cầu thực tế của người tiêu thụ điện.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2023
‘Sóng gió’ bắt đầu ở EVN
Điện mặt trời cũng có thể được triển khai trong các tình huống sử dụng đất hai mục đích, như đã được thấy trên toàn cầu khi kết hợp với các hồ chứa thủy điện dưới dạng điện mặt trời nổi (có thể được kết hợp với nuôi trồng thủy sản), cộng sinh với một số hình thức canh tác nhất định như nông nghiệp và chăn thả gia súc…
Bà Suij Kang, Chủ tịch Liên minh Năng lượng sạch châu Á Việt Nam nhắc lại, các tập đoàn đa quốc gia như Google, Samsung, Nike… đều đang hướng tới sử dụng năng lượng xanh, có nhu cầu kết nối mua trực tiếp với nhà sản xuất điện sạch.
Theo chuyên gia, các hợp đồng DPPA ra đời được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa quan trọng để các tập đoàn lớn đẩy mạnh quá trình phát triển năng lượng tái tạo.
Về lý thuyết các đặc điểm làm cho cơ chế mua bán điện trực tiếp thành công, bà Suij Kang nhấn mạnh, đó là tính minh bạch, cơ chế định giá tổng thể rõ ràng, đặc biệt trong một thị trường còn độc quyền.

“Hợp đồng mua bán điện cần có sự tham gia nhiều bên, làm sao giúp thị trường cạnh tranh hơn”, - theo bà Siji Kang, Chính phủ đưa ra ưu đãi thuế, hoặc những hình thức chính sách khác để có cơ chế giá tốt cho cả người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi chi phí tốt cho nhà sản xuất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала