Tàu Mỹ bị nã tên lửa ở Biển Đỏ, Việt Nam tìm cách hỗ trợ tàu hàng đi châu Mỹ, EU

© AP Photo / Amr NabilMột tàu chở hàng băng qua Vịnh Suez hướng tới Biển Đỏ
Một tàu chở hàng băng qua Vịnh Suez hướng tới Biển Đỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2024
Đăng ký
Thông thường các tàu vận tải hàng từ châu Á đi châu Âu thường đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez – tuyến đường ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
Tuy nhiên, từ vụ tàu hàng Mỹ bị nã tên lửa đã khiến các hãng vận tải quốc tế hoảng sợ và tìm cách né khu vực nổ ra xung đột.
Thực tế, kể từ cuối năm 2023 khi căng thẳng ở Biển Đỏ gia tăng, đặc biệt là sau vụ việc tàu container Eagle Gibraltar của Mỹ bị nã tên lửa ngoài khơi vịnh Aden buộc nhiều hãng vận tải quốc tế thay đổi tuyến đường đi qua Mũi Hảo Vọng, làm gia tăng giá cước, thời gian vận chuyển, đe doạ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tàu Mỹ bị nã tên lửa làm hoảng sợ các nhà vận tải quốc tế

Hôm 15/1, như đã thông tin, Eagle Gibraltar, một tàu chở hàng huộc sở hữu của Eagle Bulk - một công ty có trụ sở tại Stamford, bang Connecticut (Mỹ) nhưng treo cờ của Cộng hòa Quần đảo Marshall bị trúng tên lửa tấn công tại vịnh Aden trên Biển Đỏ.
Cục Hàng hải Hoa Kỳ và các nước sau đóđã đưa ra cảnh báo về "mức độ rủi ro cao" đối với các tàu thương mại di chuyển gần Yemen cũng như khu vực Biển Đỏ. Các tàu hàng được khuyên tránh xa khu vực Yemen ở Biển Đỏ và vịnh Aden cho đến khi có thông báo mới.
Tình hình Biển Đỏ leo thang căng thẳng có tác động rất lớn đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.
Biển Đỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2024
Báo chí nói về hậu quả xung đột Biển Đỏ đối với châu Âu
Vụ tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ khiến hàng loạt các hãng vận chuyển quốc tế lớn trên thế giới tháo chạy khỏi khu vực bị đe doạ bởi xung đột và tác động tiêu cực đến việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ưu tiên hàng đầu hiện nay là chấm dứt xung đột quanh dải Gaza và ngăn chặn mọi nỗ lực đáp trả làm bùng lên hận thù giữa Israel với Hamas.
LHQ và các nước thành viên đều lên tiếng kêu gọi chấm dứt xung đột cũng như mọi hành vi đe doạ đến sự an toàn của các tàu hàng dân sự ở Biển Đỏ, nhắc lại tầm quan trọng của khu vực này với vai trò là tuyến vận chuyển hàng hóa và năng lượng quốc tế trọng yếu.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, cùng với xung đột ở các khu vực khác hiện nay trên thế giới đã tạo ra những mối nguy hiểm, đe doạ hiện hữu. Xung đột kéo theo hàng loạt bất ổn kinh tế và địa chính trị.
“Các tuyến vận tải quan trọng bị gián đoạn, làm suy yếu mạng lưới cung ứng. Tất cả những điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế giới suy yếu hơn nữa”, - WB lưu ý.

Nhà chức trách Việt Nam lo ngại

Trong khi đó, tại Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trước tình trạng giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu, châu Mỹ tăng cao cũng như căng thẳng leo thang tại khu vực Biển Đỏ.
Thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ trong tuần đầu của tháng 1/2024 biến động lớn, tăng khoảng 60% so với thời điểm cuối năm 2023, và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại mức giá vận chuyển container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ đã cao hơn khoảng 88% so với mức giá trước đại dịch Covid-19 và thấp hơn khoảng 1-2% so với mức giá trung bình của 10 năm gần đây, báo Đầu tư dẫn thông tin nêu.
Cụ thể, mức giá từ cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đi cảng Tây Mỹ tăng 30%, từ 2.100 USD/cont40’ lên 2.726 USD/cont40’; đi cảng Rotterdam (Hà Lan) tăng 115%, từ 1.1910 USD/cont40’ lên 3.577 USD/cont40’, đi cảng Genoa (Italia) tăng 114%, từ 2.222 USD/cont40’ lên 4.178 USD/cont40’.
Ở Việt Nam, giá cước vận tải đi châu Âu, châu Mỹ cũng tăng theo xu thế chung của thế giới, cụ thể giá cước từ Việt Nam đi cảng khu vực Tây Mỹ 2.650 USD/cont40’, đi cảng khu vực Đông Mỹ 3.900 USD/cont40’, đi châu Âu 4.900 USD/cont40’ (theo báo giá của một số hãng tàu).
Tàu xếp hàng đợi đến lượt mình ở kênh đào Suez. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Căng thẳng Biển Đỏ có thể làm tăng sức hấp dẫn của vận tải đường bộ giữa Trung Quốc và châu Âu
Vấn đề đáng lo ngại là ngoài việc tăng giá vận chuyển, thị trường vận tải cũng xảy ra việc huỷ, bỏ chuyến khi, trên các tuyến vận chuyển hàng hải chính trên thế giới (xuyên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, châu Á - Bắc Âu và Địa Trung Hải) đã có 78/650 tuyến bị hủy trong khoảng thời gian từ tuần thứ 2 của tháng 1/2024 đến giữa tháng 2/2024, tỷ lệ hủy chiếm 12%.
Lý giảinguyên nhân của việc tăng giá vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, thông thường đối với tuyến vận tải từ châu Á đi châu Âu, hành trình tàu đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez - đây là tuyến đường ngắn nhất với chi phí tối ưu với các nhà vận tải.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2023, do xung đột tại khu vực Biển Đỏ, các hãng tàu đã phải thay đổi tuyến đường.
Cụ thể, tàu hàng không đi qua kênh đào Suez mà phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, làm cho hành trình tàu kéo dài từ 10 đến 14 ngày so với trước, phát sinh thêm rất nhiều chi phí vận chuyển.
Thực tế này khiến giá vận chuyển tăng cao và hiện tượng thiếu container có thể sẽ xảy ra, do đó, sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và xuất khẩu.

Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương hỗ trợ vận tải hàng hải

Tại công văn gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
Bộ đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam đẩy nhanh thủ tục ra, vào cảng và việc xếp, dỡ hàng hóa đối với tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng container đi châu Mỹ, châu Âu.
Biển Đỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Các hãng tàu Nhật Bản đình chỉ hoàn toàn việc vận tải qua tuyến Biển Đỏ
“Khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu để kêu gọi và thu hút các hãng tàu duy trì tuyến, bổ sung chỗ, vỏ container về Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa”, - Bộ GTVT nhấn mạnh.
Cùng với đó, Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm thu hút các hãng vận tải container mở tuyến mới đến Việt Nam.
Trong nỗ lực của mình, cơ quan này kêu gọi tiếp tục, khẩn trương nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến hoạt động tàu thuyền.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала