FDI dồn dập về Việt Nam, tiền vào bất động sản tăng gấp đôi

© iStock.com / PoppyPixelsĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Đăng ký
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, FDI đổ mạnh vào Việt Nam trong tháng 1/2024 với hơn một nửa số vốn rót vào lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, trong tổng vốn 2,36 tỷ USD FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/01/2024, có tới 1,27 tỷ USD chảy vào lĩnh vực bất động sản, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

FDI tăng cao

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay 29/1 cho thấy, xu hướng dòng vốn FDI hướng vào Việt Nam rất tích cực.
Theo nhà chức trách, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/01/2024 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng đầu năm nay ước đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.15 tỷ USD, chiếm 77.7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 147.3 triệu USD, chiếm 10%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 72.4 triệu USD, chiếm 4.9%.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2023
Cuối năm đảo chiều, FDI vào Việt Nam tăng đột biến
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng đầu tiên của năm 2024, 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ.
“Số dự án tăng, đặc biệt là dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh”, - Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh.
Vốn đăng ký điều chỉnh có 75 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 235.4 triệu USD, giảm 23.1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 174 lượt với tổng giá trị góp vốn 116.5 triệu USD, giảm 33.1% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó có 56 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 79.5 triệu USD và 118 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 37 triệu USD.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Vốn FDI tăng nhờ niềm tin và sự cởi mở của Việt Nam
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 57 triệu USD, chiếm 48.9%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 22.1 triệu USD, chiếm 18.9% giá trị góp vốn; ngành còn lại 37.4 triệu USD, chiếm 32.2%.

Tiền đổ mạnh vào bất động sản

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Đáng chú ý, trong số này, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.25 tỷ USD, chiếm 55.7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2023
Hàng chục tỷ USD FDI đổ vào Việt Nam
Sau đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 909.4 triệu USD, chiếm 40.5%; các ngành còn lại đạt 86.2 triệu USD, chiếm 3.8%.
Về đối tác đầu tư, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024.
Dẫn đầu làSingapore với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ.
Tiếp theo là Trung Quốc Đại lục (142.1 triệu USD, chiếm 7.1%), Hồng Kông (Trung Quốc 4.7 triệu USD, chiếm 3.7%) và cái tên không mấy quen thuộc Samoa(49.4 triệu USD, chiếm 2.5%).
Trong khi đó, xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 19%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 25,3%).
Về địa phương, Hà Nội đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Kế đến, lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai,

Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài

Ở chiều ngược lại, Tổng cục Thống kê cũng cho hay, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 01/2024 có 11 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 16,2 triệu USD, gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm trước, trong số này, bất động sản vẫn là chính.
Cụ thể, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.4 triệu USD, chiếm 33.2% tổng vốn đầu tư; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD, chiếm 30.9%; hoạt động khai khoáng đạt 4 triệu USD, chiếm 24.7%.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam
Lũy kế đến ngày 20/01/2024, Việt Nam đã có 1.710 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,1 tỷ USD.
Thống kê cho thấy, trong tháng 01/2024 có 06 quốc gia nhận đầu tư của Việt Nam. Đáng chú ý, Mỹ là nước dẫn đầu với 5.9 triệu USD, chiếm 36.1% tổng vốn đầu tư. Sau đó là Đức 5.4 triệu USD, chiếm 33.2% và Lào 4.2 triệu USD, chiếm 26.2%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала