Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam và Philippines: Hướng tới cách thức “rút củi đáy nồi” trên Biển Đông

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Philippines và Phu nhân
Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Philippines và Phu nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Đăng ký
Việc ký kết 2 văn kiện biển tuy chưa phải ở cấp độ cao nhất nhưng chí ít thì hai bên cũng tỏ rõ quan điểm thiện chí trong việc giải quyết những sự cố có liên quan, và quan điểm đó được coi như hành lang pháp lý bước đầu để giải quyết những va chạm trên khu vực Trường Sa, và Biển Đông.
Ngày 30/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Philippines Ferdinand Romualdez Marcos thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày 29-30/1. Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác. Hai văn kiện gây chú ý là Bản ghi nhớ Việt Nam – Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông và Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển.
Về ý nghĩa của sự kiện trên, ông Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An Việt Nam đã bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước và Tổng thống Philippines tham quan Hoàng thành Thăng Long
Chủ tịch nước và Tổng thống Philippines tham quan Hoàng thành Thăng Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Chủ tịch nước và Tổng thống Philippines tham quan Hoàng thành Thăng Long
Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, ông có đánh giá như thế nào về việc hôm nay, tại Hà Nội, Việt Nam và Philippines đã ký Biên bản ghi nhớ giữa hai nước về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông và Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển. Vấn đề phức tạp là Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa nơi mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và đóng quân tại đó.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An Việt Nam:
Các biên bản ghi nhớ này có tác dụng như một biện pháp quản lý những va chạm về dân sự giữa Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, không phải là một văn kiện phân định biên giới trên biển, lại càng không phải là một văn kiện hợp tác về quân sự. Bởi vì Cảnh sát biển của Việt Nam là “lực lượng chấp pháp” trên biển chứ không phải là “lực lượng quân sự” theo nghĩa đầy đủ nhất của cụm từ này.
Thực chất, kể từ năm 1977 đến nay, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với bất cứ một thực thể địa lý nào trên Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó có 10 thực thể địa lý (đảo, đá, bãi, rạn san hô) mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và đóng quân tại đây.
Việc Việt Nam và Philippines ký kết hai biên bản nói trên cho thấy hai bên đã có những bước đi quan trọng nhằm thực chất hóa, cụ thể hóa mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã thiết lập và xây dựng trong 10 năm qua. Việc ký kết 2 văn kiện nói trên tuy chưa phải ở cấp độ cao nhất nhưng chí ít thì hai bên cũng tỏ rõ quan điểm thiện chí trong việc giải quyết những sự cố có liên quan và quan điểm đó, được coi như hành lang pháp lý bước đầu để giải quyết những va chạm trên khu vực Trường Sa.
Về lâu dài, do quan điểm của hai bên còn có những khoảng cách nên những mâu thuẫn giữa hai bên rất dễ bị các cường quốc lợi dụng để “xui nguyên giục bị”, khoét sâu mâu thuẫn để tạo ra những căng thẳng và thúc đẩy sự căng thẳng đó phát triển nhằm cạnh tranh với đối thủ và sẽ gây nhiều bất lợi cho cả hai nước. Do đó, những thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Philippines sẽ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đó,
© Ảnh : Hoàng Thống Nhất - TTXVNChủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr

Phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông là một phần quan trọng cvu3a chính sách ngoại giao hòa bình

Sputnik: Ý nghĩa của hai văn kiện nói trên, nếu chúng được thực hiện, đối với việc gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An Việt Nam:
Chính sách ngoại giao của Nhà nước Việt Nam luôn là chính sách ngoại giao hòa bình. Về chính trị thì lấy đối thoại thay cho đối đầu, lấy hợp tác thay cho xung đột. Về kinh tế thì lấy cạnh tranh lành mạnh thay cho sự triệt hạ lẫn nhau. Về văn hóa thì tăng cường giao lưu, tôn trọng sự khác biệt của nhau.v.v…
Trên khu vực Biển Đông, Philippines là đồng minh lâu năm của Mỹ từ năm 1951. Còn Mỹ thì lại đang có quan hệ đối đầu với Trung Quốc trong cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu và đặc biệt là khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Vì vậy, chính sách “ngoại giao cây tre”, độc lập, tự chủ, cân bằng, uyển chuyển trên cơ sở công pháp quốc tế là chính sách chiến lược lâu dài, bảo đảm hòa bình, ổn định để có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố tiềm lực quốc phòng – an ninh.
Trong số các quốc gia ASEAN thì Việt Nam và Philippines có khả năng hứng chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi nhất nếu như quan hệ Trung – Mỹ tiếp tục có chiều hướng xấu đi, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng. Vì vậy, hòa bình, ổn định trở thành mục tiêu chung của cả hai nước. Và để thực hiện được mục tiêu hòa bình, ổn định ấy thì những cam kết về xử lý các sự cố trên Biển Đông của hai bên có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với hai nước mà còn đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Vấn đề mấu chốt nhất được các thỏa thuận nói trên ghi nhận là hai bên thiết lập đường dây nóng để trao đổi thông tin mỗi khi có những sự cố xuất hiện hoặc nguy cơ có sự cố xuất hiện. Thông qua việc giữ liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng chức năng của hai bên, các sự cố, các nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn sẽ được ngăn chặn sớm, giải quyết sớm theo cách thức “rút củi đáy nồi”. Qua đó, ngăn chặn được các nguy cơ leo thang căng thẳng, đồng thời giải quyết mọi sự cố, va chạm trên biển bằng pháp lý quốc tế và thỏa thuận song phương mà các văn kiện đã chỉ dẫn.
Chủ tịch nước chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Philippines thăm cấp Nhà nước tới Việt  Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2024
Việt Nam bắn 21 phát đại bác chào đón Tổng thống Philippines và phu nhân
Vì Việt Nam và Philippines vừa có quan hệ hợp tác, vừa có quan hệ cạnh tranh về kinh tế nên hai văn kiện có liên quan việc giải quyết sự cố cũng như hợp tác giữa hai lực lượng thực thi pháp luật trên biển sẽ tạo môi trường để hai bên thúc đẩy các quan hệ hợp tác về kinh tế. Không có hai thỏa thuận quan trọng này, các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Nông nghiệp về hợp tác thương mại gạo, hợp tác giữa 2 Bộ Nông nghiệp về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan và Chương trình hợp tác về văn hóa và nghệ thuật giai đoạn 2024-2029 sẽ khó có điều kiện thuận lợi để thực thi có hiệu quả.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì những đánh giá và bình luận sâu sắc và quan trọng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала